Ngân hàng giữ vị trí cao nhất trong top 5 đã tổ chức 10 đợt mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 7.500 tỷ đồng.
Theo thống kê từ HNX, riêng trong quý 2/2023 vừa qua đã có đến 17 ngân hàng xuống tiền mua lại trái phiếu trước hạn, tăng mạnh so với cùng kỳ và cả quý 1/2023. Tống khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn của nhóm ngân hàng đạt trên 57.000 tỷ đồng.
Trong đó, ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất trong quý 2 là TPBank với 10 đợt mua lại trái phiếu trước hạn, tổng giá trị 7.500 tỷ đồng.
TPBank cũng mang tiền đi đầu tư với hơn 74.300 tỷ đồng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, tăng 11.800 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó có 21.600 tỷ đồng “chứng khoán nợ của các tổ chức kinh tế trong nước phát hành”. Ngân hàng không nêu rõ đó là những khoản đầu tư nào.
Đứng ở những vị trí tiếp theo trong số những ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất là nhóm các ngân hàng BIDV, OCB và MSB. Mỗi ngân hàng trong top 2 này mua lại xấp xỉ 5.800-5.900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.
Bên cạnh đó, đứng ở vị trí thứ 2 là ACB. Ngân hàng này cũng tổ chức mua lại 2 đợt trái phiếu trước hạn, mỗi lô 2.500 tỷ đồng. Tổng giá trị trái phiếu trước hạn mua lại 5.000 tỷ đồng.
Trong thời gian gần đây, nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng phải "đua nhau" đi mua trái phiếu trước hạn do đang “ế” tiền, lãi suất liên tục giảm từ đầu năm đến nay nhưng tăng trưởng tín dụng lại thấp, tiền đang "ế" nhưng không thể cho vay.
Lý giải về việc này, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhận định ““nói ế tiền cũng không hẳn”, mà là tốc độ tín dụng đang tăng trưởng chậm lại. Một số nước tăng trưởng tín dụng còn âm, dù Việt Nam hạ lãi suất lẽ ra tín dụng phải tăng, nhưng thực tế có câu chuyện tăng tín dụng chậm trong khi lãi suất giảm
Phó thống đốc cũng lý giải do tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng đang rất thấp, nên cầu tín dụng không thể tăng cao. Sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp rất khó khăn, tồn kho nhiều, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, kể cả doanh nghiệp FDI.
“Cũng có tình trạng nhiều doanh nghiệp muốn vay nhưng không chứng minh được có trả nợ được không. Ngược lai, nhiều doanh nghiệp thì ngân hàng mời chào vay nhưng không có nhu cầu vay, vì cầu sản xuất, đầu tư, tiêu dùng thấp”, ông Tú nêu.
CII nâng vốn điều lệ lên gần 3.200 tỷ đồng
Hiểu đúng về khoản 'hợp đồng hợp tác đầu tư' của Novaland (NVL) sau quý III