Trung du miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế, dồn lực xây dựng 2 tuyến đường sắt tốc độ cao

06-05-2024 05:50|Chi Chi

Quy hoạch Trung du miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế và được kết nối chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội - ‘đầu tàu kinh tế’ của miền Bắc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch vùng gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền của 14 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

Quy hoạch Trung du và miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế. Ảnh minh họa

Quy hoạch Trung du và miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế. Ảnh minh họa

Theo quy hoạch, Trung du và miền núi phía Bắc sẽ tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội thành 5 hành lang kinh tế, gồm:

- Hành lang kinh tế Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội kết nối tiểu vùng trung tâm với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng, với thành phố Côn Minh và vùng Tây Nam Trung Quốc.

- Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội kết nối tiểu vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng Đồng bằng sông Hồng, với thành phố Nam Ninh vùng Đông Nam Trung Quốc; từng bước hình thành trung tâm thương mại, trung chuyển liên vùng và quốc tế, gắn với xây dựng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng.

- Hành lang kinh tế Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội gắn với tiểu vùng Tây Bắc, kết nối với Lào và các nước ASEAN; liên kết các đô thị và các trung tâm du lịch tiểu vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và tiểu vùng Bắc Trung Bộ, thúc đẩy phát triển ở các khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc tiểu vùng Tây Bắc.

- Hành lang kinh tế Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội kết nối tiểu vùng trung tâm với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nam Trung Quốc. Kết nối các trung tâm du lịch của vùng và quốc gia, thúc đẩy phát triển ở các khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc tiểu vùng trung tâm.

>> Thành phố nhỏ nhất Việt Nam lọt 'mắt xanh' của 'ông lớn' Sun Group: Từ vùng biển dân dã nay thành điểm đến quy mô 'vạn người mê'

- Hành lang kinh tế Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội kết nối tiểu vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng Đồng bằng sông Hồng, với thành phố Trùng Khánh và vùng Đông Nam Trung Quốc.

Đẩy nhanh tiến độ để chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc. Ảnh: AI vẽ

Đẩy nhanh tiến độ để chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc. Ảnh: AI vẽ

Quy hoạch Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu rõ định hướng phát triển mạng lưới giao thông. Theo đó, quy hoạch sẽ đẩy nhanh tiến độ để chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Cùng với đường sắt cao tốc, các tuyến đường bộ của vùng như cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), cao tốc Sơn La - Điện Biên, cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng, cao tốc Sơn La - Yên Bái, tuyến đường bộ kết nối tiểu vùng Tây Bắc với tiểu vùng Bắc Trung bộ cũng sẽ được đầu tư xây dựng, đồng thời nâng cấp một số tuyến đường khác khi có điều kiện về vốn.

>> Chuyên gia Mỹ bi quan về kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia: Lo ngại ảnh hưởng đến ĐBSCL, Thủ đô Phnom Penh

Quy hoạch sân bay Nội Bài đến năm 2030 thay đổi ra sao?

Huyện có dân số và diện tích lớn nhất Hải Phòng sắp lên thành phố, sẽ quy hoạch đô thị mới hơn 26.000ha

Tỉnh nằm ở trọng tâm ngã ba Đông Dương quy hoạch '3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/trung-du-mien-nui-phia-bac-se-co-5-hanh-lang-kinh-te-don-luc-xay-dung-2-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-d121948.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Trung du miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế, dồn lực xây dựng 2 tuyến đường sắt tốc độ cao
POWERED BY ONECMS & INTECH