CTCP Chứng khoán Hải Phòng (Mã HAC - UPCoM) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với doanh thu hoạt động đạt 22 tỷ đồng - tương đương cùng kỳ năm 2021.
Trong kỳ, HAC ghi nhận lãi từ hoạt động tự doanh đạt 14,3 tỷ đồng - tăng - tăng gần 50% so với cùng kỳ trong đó phần chênh lệch tăng đối với danh mục đầu tư tự doanh thu về gần 12,5 tỷ đồng trong khi quý 3 năm ngoái chỉ vỏn vẹn 1,5 tỷ.
Ngoài ra, Chứng khoán Hải Phòng cũng thu về tới 1,2 tỷ đồng từ cổ tức với các khoản đầu tư (quý 3/2021 chỉ là 53 triệu đồng).
Thu từ cho vay margin và ứng trước tiền bán quý này giảm đáng kể từ mức 5,8 tỷ trong cùng kỳ về còn 4,7 tỷ. Thu từ môi giới chứng khoán thậm chí giảm tới 56% YoY về còn 2,3 tỷ đồng.
Trong khi đó, mảng tư vấn đầu tư chứng khoán và bảo lãnh - đại lý phát hành chứng khoán không xuất hiện doanh thu trong kỳ.
Nhờ tiết giảm chi phí hoạt động tới 60% còn gần 3 tỷ nên Chứng khoán Hải Phòng báo lãi sau thuế đạt hơn 15,1 tỷ đồng - tăng 108% so với cùng kỳ năm 2021 đồng thời cải thiện mạnh so với mức lỗ 69,3 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, HAC thu về 16,8 tỷ đồng doanh thu (cùng kỳ năm 2021 đạt 12 tỷ đồng); lỗ sau thuế 50,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 23,6 tỷ.
Với việc lỗ nặng trong quý 2 nên sau 3 quý đầu năm, Chứng khoán Hải Phòng vẫn đang cách rất xa so với chỉ tiêu lãi sau thuế 20 tỷ đồng cho cả năm 2022.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của công ty chứng khoán này ghi nhận mức 286 tỷ đồng - giảm 24% so với thời điểm đầu năm trong đó các khoản cho vay giảm 37 tỷ về mức 142 tỷ đồng; còn số này bao gồm 138 tỷ đồng dư nợ cho vay margin và hơn 4 tỷ đồng cho vay hoạt động ứng trước tiền bán của khách hàng.
Đáng nói, giá trị tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) được công ty xả mạnh từ mức 132,5 tỷ đồng hồi đầu năm về còn 2,5 tỷ đồng với việc HAC không còn ghi nhận khoản 130 tỷ đồng giá trị đầu tư trái phiếu.
Trong khi đó, giá trị tài sản dành cho danh mục đầu tư tự doanh của Chứng khoán Hải Phòng bất ngờ tăng gấp 3 lần lên gần 106 tỷ đồng. Đây là phần ghi nhận giá trị đầu tư hợp lý đối với khoản đầu tư gốc gần 168 tỷ đồng các cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Điều này đồng nghĩa với việc HAC đã lỗ tự doanh tới 62 tỷ đồng (tương đương sau 9 tháng năm 2022.
Nợ phải trả của công ty đến cuối quý 3 chỉ ở mức 24,5 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu giảm 80 tỷ so với đầu năm về còn 260 tỷ đồng trong đó công ty bất ngờ chuyển sang lỗ lũy kế 37,3 tỷ đồng trong khi con số này hồi đầu năm là hơn 42,7 tỷ.
Xem thêm các bài viết liên quan đến #Kết quả kinh doanh quý III/2022 #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh #lợi nhuận sau thuế
Novaland (NVL) chấm dứt hợp đồng kiểm toán với đơn vị thuộc Big4 sau gần một thập kỷ hợp tác
Đình chỉ kiểm toán viên liên quan báo cáo tài chính năm 2023, Quốc Cường Gia Lai (QCG) nói gì?