VCBS không loại trừ khả năng VND có thể giảm giá trên 5%. Tuy nhiên, so với các ngoại tệ khác, mức giảm giá này tương đối thấp.
Theo báo cáo vĩ mô của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại từ đầu năm tới 3/10 tăng 1.1220 VND đạt 24.030-24.040 VND/USD, tương ứng VND giảm giá khoảng 4,88% ytd so với đồng USD.
Mặc dù vậy, đây là vẫn mức giảm giá tương đối thấp so với diễn biến giảm giá liên tục của nhiều ngoại tệ khác.
Việc phải liên tiếp can thiệp nâng tỷ giá bán ngoại tệ chỉ một thời gian ngắn sau động thái tăng lãi suất điều hành (22/09), cho thấy các áp lực lên các biến số kinh tế kinh tế vĩ mô chưa có bất kỳ dấu hiệu nào hạ nhiệt.
Theo VCBS, với NHNN nhiều khả năng vẫn phải tiếp tục sử dụng đều đặn, linh hoạt các công cụ tỷ giá, lãi suất với các diễn biến khó lường của thị trường.
Trong giai đoạn này, Fed vẫn đang trong xu hướng tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát.
Do đó, VCBS dự đoán rằng, USD sẽ lên giá và sau đó duy trì sức mạnh tương đối so với các ngoại tệ mạnh khác. Đối với các ngân hàng trung ương lớn khác điển hình là ECB sẽ phải cân nhắc những điều chính quyết liệt hơn .
Mặc dù đã liên tiếp có những điều chỉnh mạnh tay cả về tỷ giá và lãi suất điều hành, nhưng áp lực lên các chỉ báo vĩ mô vẫn chưa có tín hiệu hạ nhiệt.
Theo đó, VCBS không loại trừ khả năng VND có thể giảm giá trên 5%. Tuy nhiên, so với các ngoại tệ khác, mức giảm giá này tương đối thấp.
Lãi suất huy động và lãi suất cho vay trước áp lực tăng
Sau khi Fed có những đánh giá lại về kỳ vọng lãi suất điều hành cho năm 2023, NHNN vào ngày 22/9 đã tăng lãi suất điều hành 1% để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn trong điều hành so với mặt bằng chung xu hướng của nhiều quốc gia lớn trên thế giới.
Theo đó, từ đầu năm tới nay, nhiều Ngân hàng TMCP đã tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn với mức tăng 90-110 điểm cơ bản.
Tại những ngân hàng TMCP vừa và nhỏ, mức tăng lãi suất có thể lên đến 150 điểm đạt ~8% cho kỳ hạn trên 12 tháng.
Các chuyên gia tại VCBS cho rằng, xu hướng tăng của lãi suất huy động cũng được xem là phản ứng hợp lý khi mặt bằng lãi suất ở nhiều quốc gia đang trong xu hướng tăng.
Xu hướng tăng của lãi suất huy động tiếp diễn, và mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng 150-200 điểm trong cả năm 2022.
Trong bối cảnh lãi suất huy động chịu áp lực tăng; lãi suất cho vay khó có thể tránh khỏi những áp lực nhất định. Áp lực tăng lên lãi suất cho vay sẽ có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động,
và có sự phân hoá giữa mức tăng, thời điểm tăng giữa các ngành nghề.
Bối cảnh kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng thấp đi liền với lạm phát