Bối cảnh kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng thấp đi liền với lạm phát

13-10-2022 10:56|Băng Di

Lạm phát tăng cao do chi phí đẩy khiến nhiều quốc gia có điều chỉnh lương nhằm bù đắp lạm phát.

Lạm phát thế giới được dự báo vẫn neo ở mức cao.

Theo báo cáo vĩ mô của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), mặt bằng giá cả hàng hóa đang có xu hướng đần tìm đến điểm cân bằng ở mức cao đặc biệt là giá các mặt hàng năng lượng.

VCBS dự báo, trong dài hạn, giá cả hàng hóa vẫn neo ở mức cao.

Bên cạnh đó, với các chính sách kích thích kinh tế và tài khóa mạnh trong giai đoạn đại dịch, tổng cầu của nền kinh tế nhanh chóng hồi phục.

Đáng chú ý, lạm phát tăng cao do chi phí đẩy khiến nhiều quốc gia có điều chỉnh lương nhằm bù đắp lạm phát.

Do đó, theo VCBS, các NHTW sẽ tiếp tục quá trình nâng lãi suất để ứng phó lạm phát. Thậm chí, nhóm các NHTW chưa tăng hoặc chưa tăng nhiều sẽ có xu hướng có những phản ứng quyết liệt hơn để hạn chế vòng xoáy lương-tiền.

anh-chup-man-hinh-2022-10-13-luc-09.50.26.png

Dự báo: Rủi ro về tăng trưởng chậm đi kèm lạm phát cao 2022

Trên thế giới, xung đột tiếp tục leo thang. Theo đó, các chuyên gia tại VCBS cho rằng, khả năng tăng trưởng thấp của nên kinh tế toàn cầu đi kèm lạm phát cao hiện hữu.

Fed đánh dấu lần tăng lãi suất 75 điểm thứ 3 liên tiếp. Cùng với đó, là tín hiệu sẵn sàng chấp nhận kịch bản suy thoái nhằm mục tiêu ứng phó với lạm phát và việc sẽ không giảm lãi suất.

Theo đó, Fed đã điều chỉnh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống còn 0,2% từ mức 1,2% trước đó.

Trong khi đó, ECB cũng tiếp tục tăng lãi suất. VCBS cho rằng, ECB sẽ phải tiếp tục có những can thiệp mạnh mẽ với lãi suất và chương trình mua lại tài sản.

Giai đoạn này, chính sách tiền tệ thắt chặt trở nên khá rõ nét ở các NHTW đặt ra bài toán về lãi suất tăng trong dài hạn trên phạm vi toàn cầu.

Theo đó, bài toán với các NHTW còn lại tiếp tục được đặt ra khi đảm bảo mục tiêu liên quan đến lạm phát và sự cân đối trong tương quan về chính sách tiền tệ so với các quốc gia khác trên thế giới.

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Các chuyên gia tại VCBS đánh giá, trong giai đoạn này ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khi các yếu tố bất định gia tăng.

Việc lãi suất trên toàn cầu tăng nhanh trong một thời gian ngắn đặt ra những thách thức không nhỏ đặc biệt liên quan tới vấn đề thanh khoản khi các tổ chức tài chính liên tục trải qua quá trình cơ cấu danh mục, đánh giá lại rủi ro một cách gấp gáp.

Do đó, bên cạnh rủi ro về tăng trưởng thấp đi kèm lạm phát cao. Rủi ro về thanh khoản đối với hệ thống tài chính toàn cầu cũng đang tăng lên rõ rệt.

Dự báo trăng trưởng GDP cả năm 2022 tại Việt Nam đạt khoảng 7,75% - 7,96%

Các chuyên gia tại VCBS đánh giá, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hồi phục tuy nhiên các điều kiện sản xuất vẫn tiềm ẩn các yếu tố không thuận lợi.

Tuy vậy, bù lại khu vực dịch vụ hồi phục mạnh mẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng của nền kinh tế.

Theo đó, tăng trưởng GDP Quý 4/2022 được VCBS dự báo đạt 5,5%-6%. Số liệu tăng trưởng dự báo cho năm 2022 đạt 7,87% - 8,02%.

Giai đoạn này, các chuyên gia tại VCBS dành sự chú ý nhiều hơn đến các chỉ bảo ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến không thuận lợi.

anh-chup-man-hinh-2022-10-13-luc-09.54.47.png

Cụ thể:

Lạm phát kỳ vọng ở mức cao.

Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng tăng lãi suất của các NHTW trên thế giới đặc biệt là Fed khi lãi suất điều hành liên tục tăng nhanh và mạnh trong thời gian ngắn. Do đó, chi phí đầu vào của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung đang trong xu hướng tăng.

Bên cạnh đó, trên thị trường ngoại hối, nguồn cung ngoại tệ không thực sự thuận lợi so với cùng kỳ.

SCB lên tiếng sau tin đồn về một số lãnh đạo

Lãi suất huy động từ nay đến hết năm 2024 sẽ ra sao?

VCBS: Áp lực nợ xấu do ảnh hưởng của bão Yagi không quá lớn

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/boi-canh-kinh-te-toan-cau-tang-truong-thap-di-lien-voi-lam-phat-153219.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bối cảnh kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng thấp đi liền với lạm phát
    POWERED BY ONECMS & INTECH