Vén màn công nghệ thông minh sâu trong mỏ "kho báu" hàng nghìn tỷ USD, Mỹ, Nhật cũng thèm khát

15-07-2023 11:46|Thanh Hoa

Sở hữu "kho báu" mangan lớn nhất châu Á, Trung Quốc được các quốc gia chú ý với hy vọng được chia sẻ miếng bánh chất lượng này, thông qua việc ngỏ ý hợp tác để khai thác.

Là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, Trung Quốc sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng rộng lớn mà mọi quốc gia đều mong muốn có được, đặc biệt là những nguồn tài nguyên không tái tạo.

Trong số các nguồn tài nguyên không tái tạo, có một loại khoáng sản đặc biệt quan trọng đó là quặng mangan. Đây là kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không rỉ. Với chức năng khử oxy, mangan được thêm vào thép luyện có thể làm giảm đáng kể độ giòn của thép và không làm thay đổi tính chất của thép dẫu trong quá trình nấu chảy có tạo ra tạp chất.

Theo nhiều thống kê, Trung Quốc sản xuất hơn 90% sản phẩm mangan trên thế giới, từ các chất phụ gia mangan tăng sức bền của thép đến các hợp chất mangan sử dụng ở để chế tạo pin xe điện.

Để tận dụng tối đa lợi thế của mình, Trung Quốc đã dồn rất nhiều nhân lực và vật lực vào việc thăm dò và khai thác các mỏ mangan. Sau nhiều năm chỉ khai thác được quặng nghèo với trữ lượng không như kỳ vọng, đến năm 2015, theo trang Xinhua, Cục Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã phát hiện ra "kho báu" mangan siêu lớn ở Tongren, vùng cao nguyên của Trung Quốc.

"Kho báu" mangan được phát hiện có tên Pujue, với trữ lượng 192 triệu tấn, thời điểm đó đây được xem là mỏ mangan lớn nhất châu Á. Tổng chung, 1.000 tỷ USD là giá trị các mỏ mangan tại Quý Châu được các chuyên gia địa chất ước tính.

Vén màn công nghệ thông minh sâu trong mỏ “kho báu” hàng nghìn tỷ USD, Mỹ, Nhật cũng thèm khát
Mangan

Sau khi biết tin Trung Quốc khai quật được mỏ quặng mangan lớn nhất châu Á, các quốc gia bắt đầu hướng sự chú ý vào "kho báu" của Trung Quốc, với hy vọng Trung Quốc sẽ chia sẻ miếng bánh chất lượng này, thông qua việc ngỏ ý hợp tác để khai thác.

Tuy nhiên, với việc thiết lập được nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, Trung Quốc không cần sự trợ giúp của các quốc gia khác mà tiến hành khai thác độc lập.

Theo nguồn tin từ Nhịp sống thị trường, để khai thác mỏ quặng mangan này, Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống kỹ thuật số khai thác mỏ toàn diện dựa trên thông tin địa chất 3D. Dựa trên sự tích lũy sâu sắc của công nghệ nền tảng phần mềm khai thác 3D, Trung Quốc đã biết cách tối ưu hóa mô hình 3D của khu vực khai thác để hiểu và kiểm soát toàn bộ khu vực phát hiện khoáng sản. Sau đó, thiết lập dữ liệu hoàn chỉnh có sự phối hợp của thiết bị tiên tiến.

Một công ty của Trung Quốc đồng thời tạo ra nền tảng phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào bốn khía cạnh: số hóa khai thác tài nguyên, vận hành sản xuất thông minh, quản lý sản xuất thông minh và giám sát an toàn thông minh.

Nhờ áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, 5G, 6G và các công nghệ điều khiển từ xa, công nghệ cơ sở dữ liệu, công nghệ mạng cảm biến… đã nâng hiệu suất khai thác của Trung Quốc lên cao nhất có thể.

Còn việc sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể giúp các doanh nghiệp khai thác khoáng sản có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn khi xây dựng các giải pháp thông minh để khai thác các mỏ, quặng.

Đơn cử, xe tải là một trong những phương tiện chính trong việc vận chuyển quặng. Quy trình vận hành của khu vực khai thác bao gồm thăm dò, khai thác, vận chuyển, bốc dỡ, nhưng hệ thống phụ xe tải không người lái thường chỉ tập trung vào liên kết vận chuyển. Do đó, hệ thống xe tải không người lái phối hợp với các hệ thống khai thác như máy xúc và máy ủi và kết hợp với hệ thống radar, định vị sẽ giúp rút ngắn quá trình khai thác.

Mục đích cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ vào khai thác khoáng sản là để đạt được mục tiêu sản xuất và vận hành an toàn.

Theo Wall Street Journal, tính đến giữa năm 2021, dẫn đầu liên minh các nhà chế biến mangan của Trung Quốc là Tập đoàn công nghiệp mangan Ningxia Tianyuan, nhà sản xuất phụ gia mangan cho thép lớn nhất thế giới.

Vào năm 2017, truyền thông Trung Quốc tiếp tục đưa tin một trữ lượng 203 triệu tấn quặng mangan, lớn nhất ở châu Á được phát hiện ở Quý Châu.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra 4 "kho báu" mangan lớn ở tỉnh Quý Châu với tổng trữ lượng lên tới 600 triệu tấn, tổng giá trị lên tới hàng nghìn tỷ USD.

"Kho báu" từng được định giá 5 tỷ USD tại Việt Nam nằm trong tay ai?

Phát hiện hang động lớn, nhóm công nhân huy động máy xúc đào suốt 5 ngày đêm, mở khóa 'kho báu' 10.000 tỷ đồng

'Mở' mộ cổ khoảng 1.600 năm tuổi, khai quật được 'kho báu' bằng vàng tinh xảo của giới quý tộc xưa

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ven-man-cong-nghe-thong-minh-sau-trong-mo-kho-bau-hang-nghin-ty-usd-my-nhat-cung-them-khat-192313.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vén màn công nghệ thông minh sâu trong mỏ "kho báu" hàng nghìn tỷ USD, Mỹ, Nhật cũng thèm khát
    POWERED BY ONECMS & INTECH