Vị đại gia Việt được mệnh danh ‘Vua sông’, ‘Chúa mỏ’ qua đời để lại di chúc gia sản khổng lồ dài 30 trang, vàng bạc được đem chôn xuống mộ

20-04-2024 09:52|Thanh Thanh

Bản di chúc dài 30 trang của vị đại gia đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Được biết, số tài sản này do ông tích lũy từ hoạt động làm ăn nhiều năm qua.

‘Vua sông’, ‘Chúa mỏ’

Bạch Thái Bưởi, sinh năm 1874, xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo tại làng Yên Phúc, ngày nay thuộc phường Phúc La, Hà Đông (Hà Nội). Ban đầu, ông mang họ Đỗ, nhưng sau khi cha mất sớm, ông được một người giàu có mang họ Bạch nhận nuôi và đưa đi học, vì vậy ông đã thay đổi họ sang Bạch và lấy tên là Bạch Thái Bưởi.

Bạch Thái Bưởi ( Ảnh phục dựng)

Bạch Thái Bưởi ( Ảnh phục dựng)

Có chữ nghĩa, ông quyết tâm đi làm theo con đường doanh nghiệp, đi nhiều nơi và làm nhiều nghề để làm giàu. Với tâm niệm "sự nghiệp kinh doanh của mình, diễn ra trên đất nước mình, xung quanh là đồng bào mình, chắc chắn là thắng lợi", Bạch Thái Bưởi đã trở thành ông vua trong hai “vùng đất cấm” của người Việt lúc bấy giờ là thị trường hàng hải và khai thác mỏ.

Trong khoảng thời gian từ 1909 đến 1919, sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi không chỉ mở rộng khắp các tuyến sông ở miền Bắc Việt Nam, mà còn chinh phục thị trường quốc tế như Hồng Kông, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Trung Quốc. Từ một nông dân nghèo, ông đã trở thành một trong những nhân vật quan trọng trong ngành hàng hải Việt Nam thế kỷ 20.

Không chìm đắm trong ánh hào quang của thành công, từ năm 1921, Bạch Thái Bưởi đã dấn thân vào lĩnh vực được coi là "vùng đất cấm" - lĩnh vực độc quyền của tư bản Pháp vào thời điểm đó, chính là khai thác mỏ.

Theo tư liệu của PGS.TS Phạm Xanh, giảng viên khoa Sử, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), Bạch Thái Bưởi sở hữu một số mỏ than lớn ở tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay), bao gồm các mỏ như: An Biên, Bí Chợ, và Cầm Thực. Từ năm 1921, ông đã đầu tư vào việc khai thác hai mỏ có tên tiếng Pháp là Ăng-toan và Ca-đíp, xây dựng một tuyến đường sắt chở than dài 3km, với sản lượng hàng năm lên đến 3.000 tấn. Năm 1925, ông mua thêm hai mỏ là Bí Chợ và Yên Thọ, rộng 1.924ha và xây dựng thêm một tuyến đường sắt dài 5,5km ra bến Đá Bạc.

Sự nghiệp khai thác mỏ của Bạch Thái Bưởi gắn chặt với mảnh đất Uông Bí. Ông lấy khu vực Yên Trung làm nơi tập kết than. Hiện nay, dưới đáy hồ còn có những đoạn đường ray chở than, ven hồ còn những cửa lò đào than. Sau này, đập nhân tạo hồ Yên Trung tích nước được đắp, tất cả bị nhấn chìm xuống đáy hồ. Mặt hồ nổi lên 2 cù lao, trên đó còn có những lăng mộ của gia tộc Bạch Thái Bưởi.

Bản di chúc dài 30 trang

Ông Bạch Thái Bưởi mất ngày 22/7/1932 tại Hải Phòng vì một cơn đau tim, khi mới 58 tuổi. Bản di chúc dài 30 trang được viết bằng tiếng Pháp trước ngày ông Bạch Thái Bưởi qua đời khoảng 3 tháng đã khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Một tờ trong bản di chúc dài 30 trang của đại gia Bạch Thái Bưởi

Một tờ trong bản di chúc dài 30 trang của đại gia Bạch Thái Bưởi

Thông tin trên Báo Vietnamnet cho biết, Bạch Thái Bưởi để lại nhiều bất động sản ở khắp nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí - Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An).Không chỉ bất động sản, ông còn sở hữu nhiều tàu, hầm mỏ. Trong bản di chúc, việc tiếp nối sự nghiệp kinh doanh, Bạch Thái Bưởi tin tưởng giao trọn cho con trai Bạch Thái Tòng.

Tang lễ của ông Bạch Thái Bưởi là một trong những đám tang lớn nhất ở Hải Phòng vào thời điểm đó, với dàn đưa tang kéo dài hàng km. Nhiều người lao động nghèo từng nhận được sự giúp đỡ của ông ở các tỉnh thành khi nghe tin ông qua đời cũng kéo đến tham dự tang lễ.

Khi ông Bạch Thái Bưởi qua đời, gia đình đã làm một chiếc mặt nạ từ thạch cao để lưu giữ gương mặt của ông. Thời kỳ đó, chỉ có những gia đình giàu có mới có khả năng làm mặt nạ từ thạch cao.

Mặt nạ thạch cao của doanh nhân Bạch Thái Bưởi được làm sau khi ông qua đời

Mặt nạ thạch cao của doanh nhân Bạch Thái Bưởi được làm sau khi ông qua đời

Khu mộ của ông được xây cẩn thận đặt trên một quả đồi của gia đình, riêng tấm bia phải hơn 2 tấn vôi. Sau khi ông Bạch Thái Bưởi được chôn cất, nhiều người cũng nhòm ngó vào khối tài sản trong phần mộ của ông khi cho rằng doanh nhân này được chôn với nhiều vàng bạc châu báu. Gia đình sau đó phát hiện mộ của ông bị đào trộm và xung quanh câu chuyện này đã xuất hiện rất nhiều giai thoại được truyền miệng.

Khu mộ của Bạch Thái Bưởi được xây cẩn thận đặt trên một quả đồi

Khu mộ của Bạch Thái Bưởi được xây cẩn thận đặt trên một quả đồi

Đến năm 2013, gia đình quyết định chuyển di tích mộ ông Bạch Thái Bưởi về khu Văn Quán (Hà Đông).

>> Chân dung 'nữ đại gia' bạn thân Hà Hồ sở hữu tài sản 25.000 tỷ đồng: Mới tậu thêm biệt thự 2.400 tỷ đồng, đi trà chiều 'sương sương' cũng diện váy 50 tỷ đồng

Vị đại gia U90 mua đứt nửa cánh đồng xây lăng mộ lớn bậc nhất Việt Nam, cao như 'ngọn núi' chứa 42 cột trụ đỡ mái nặng hàng nghìn tấn, đặt cả pho tượng vị vua cuối cùng của nhà Lý

Vị đại gia giàu nhất Trung Quốc vừa qua đời ở tuổi 79: Từng đi bán đồ uống ở cổng trường học để nhặt từng đồng bạc, trở thành đại gia vẫn giản dị

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-dai-gia-viet-duoc-menh-danh-vua-song-chua-mo-qua-doi-de-lai-di-chuc-gia-san-khong-lo-dai-30-trang-vang-bac-duoc-dem-chon-xuong-mo-d120904.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vị đại gia Việt được mệnh danh ‘Vua sông’, ‘Chúa mỏ’ qua đời để lại di chúc gia sản khổng lồ dài 30 trang, vàng bạc được đem chôn xuống mộ
    POWERED BY ONECMS & INTECH