Xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước ngọt đang là vấn đề lớn của Việt Nam.
Việt Nam là một trong 6 quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu
Kể từ đầu hè 2024, tình trạng ngập mặn, thiếu nước ngọt ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Rất nhiều mạnh thường quân đã mua nước ngọt và phát miễn phí cho người dân. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời.
Báo cáo tại phiên chất vấn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết cả nước có khoảng 40.200 công trình khai thác, sử dụng nước (29.860 công trình khai thác nước mặt: 6.750 hồ thủy lợi, gần 600 hồ thủy điện, 3.659 đập dâng, còn lại là các công trình cống, trạm bơm và các công trình khác; khoảng 10.346 công trình khai thác nước dưới đất).
Có nhiều hồ, đập thủy lợi nhỏ nhưng đã cũ kỹ, thiết kế và thi công chưa phù hợp, thiếu kinh phí bảo trì nên hư hỏng, xuống cấp, giảm năng lực và hiệu quả phục vụ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Về hồ chứa nước, cả nước có 1.104 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, chưa có nguồn vốn để đầu tư sửa chữa nâng cấp.
Về khả năng chống lũ, hầu hết các hồ chứa lớn đã được sửa chữa nâng cấp nhưng vẫn còn 65 hồ thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn cũ (trước năm 2002), cần kiểm tra khả năng tháo lũ.
Do mưa lũ diễn biến cực đoan, rừng đầu nguồn suy giảm, thảm phủ thực vật trên lưu vực hồ chứa đang có chiều hướng gia tăng nên có rủi ro mất an toàn đập, hồ chứa nước.
Tại phiên chất vấn về lĩnh vực tài nguyên môi trường, nhiều đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến mong sớm có giải pháp đối với các vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước ngọt cho người dân sinh hoạt.
Trước các ý kiến này, ông Đặng Quốc Khánh - Bộ trưởng Bộ Tải nguyên và Môi trường khẳng định Việt Nam là một trong 6 nước bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu. Ông cũng nhấn mạnh để đảm bảo nguồn nước thì trước tiên phải đảm bảo được nguồn nước nội sinh, tiếp tục bảo vệ rừng, trồng thêm rừng và sử sử dụng hiệu quả nguồn nước.
Ông Đặng Quốc Khánh cũng cho rằng cần phải chủ động thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hoàn thành các quy hoạch khu vực sông, điều hòa điều phối nước hợp lý, sử dụng tối ưu nước, dự báo và cảnh báo sớm cho người dân địa phương để phòng chống hạn hán.
Đề án chiến lược về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn
Tham gia trả lời về giải pháp cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ông Lê Minh Hoa - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bày tỏ sự chia sẻ đối với người dân. Ông nói thêm tình trạng sạt lở đang diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến thị sát và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình đề án tổng thể về vấn đề này. Dự kiến đến tháng 9/2024, Bộ sẽ trình Thủ tướng đề án trình bày một cách tổng thể hơn, chiến lược hơn về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn. Bộ cũng tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tổ chức diễn đàn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì gặp gỡ lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nghe thêm ý kiến về vấn đề này.
Ông Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh toàn thế giới đang trong kỷ nguyên khô hạn. Việt Nam là quốc gia bị tổn hại nặng nề nhất. Đối với vấn đề nước cần quan tâm đến số lượng nước, chất lượng nước và cách thức sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, chính cách thức sử dụng nguồn nước sẽ ảnh hưởng, tác động lớn đến số lượng nước và chất lượng nước.
Bộ trưởng lấy ví dụ về chuyên gia người Israel, quốc gia sa mạc nhưng có nền nông nghiệp phát triển vượt trội nhờ văn hóa tiết kiệm nước cả trong sinh hoạt và trong nông nghiệp. Chính vì thế, người dân Việt Nam cũng cần có văn hóa tiếp cận nước và hiểu rằng Việt Nam không phải là quốc gia dư thừa nước mà càng ngày càng khan hiếm.
Do vậy, ông Lê Minh Hoan cho rằng cần có cách tiếp cận ngắn hạn và dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể, chuyển đổi trạng thái nông nghiệp… Đồng thời, mong muốn Quốc hội ủng hộ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh.
Về vấn đề xâm nhập mặn, trữ ngọt, giải pháp trước mắt mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu ra là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị Chính phủ ưu tiên đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long để nhiều người dân hưởng lợi.
Về vấn đề hồ chứa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, các địa phương cần phải xem xét thận trọng, tính toán kỹ lưỡng bởi không phải dễ để sử dụng diện tích lớn làm hồ trữ nước của một địa phương để phục vụ cho địa phương khác. Đặc biệt khi khu vực đồng bằng sông Cửu Long là địa hình bằng phẳng, không có độ dốc. Bộ trưởng mong rằng các địa phương tham khảo kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh trong tiếp cận nguồn nước, các giải pháp tiết kiệm nước, ngăn chặn xâm nhập mặn.
>>Đối mặt mức nhiệt 40-70 độ C, Trái Đất sắp biến thành ‘địa ngục’?