Doanh nghiệp

Việt Nam đứng TOP 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, vì sao các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu?

Mai Chi 21/07/2024 - 08:25

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê, chỉ xếp sau Brazil.

Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021-1/2022), chỉ xếp sau Brazil. Việt Nam đứng đầu về năng suất trồng cà phê khi đạt 2,4 tấn/ha. Nguồn cà phê Đắk Lắk chiếm trên 30% sản lượng, với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý "cà phê Buôn Ma Thuột" nổi tiếng, đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mục tiêu đến năm 2025 cả nước sẽ trồng tái canh 75.000ha, ghép cải tạo 32.000ha cà phê, trong đó cà phê Arabica chiếm khoảng 20% tổng diện tích. Ngoài ra, hầu hết diện tích cà phê tái canh được trồng bằng giống mới, cho năng suất cao và chất lượng vượt trội.

Việt Nam đứng TOP 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, vì sao các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu?
Ảnh minh hoạ

>>Vừa mở quán thứ 11 tại đất nước tỷ dân, 'đại gia' Đặng Lê Nguyên Vũ lại đưa Trung Nguyên 'phủ sóng' nước Mỹ

Hiện nay, giá cà phê robusta trên sàn London tăng mạnh trong tháng 9, đạt mức 4.530 USD/tấn, tăng 51 USD so với kỳ hạn trước đó. Tuy nhiên, tuần qua, giá cà phê robusta có 4 phiên giảm liên tiếp, khiến mức giảm tổng cộng 87 USD/tấn. Dù vậy, giá cà phê vẫn duy trì ở mức cao do nguồn cung khan hiếm.

Tại sàn New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tiếp tục giảm 59,4 USD xuống 5.336 USD/tấn. Ngược lại, giá cà phê arabica tại Brazil kỳ hạn tháng 9 tăng nhẹ lên 6.460 USD/tấn.

Giá cà phê Tây Nguyên tăng 500 đồng/kg, cụ thể tại Đắk Nông là 127.200 đồng/kg, Đắk Lắk 126.900 đồng/kg, Gia Lai 126.500 đồng/kg, và Kon Tum, Lâm Đồng 125.900 đồng/kg.

Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, lượng cà phê tồn kho hiện tại chỉ còn khoảng 200.000 tấn, trong khi còn hơn 3 tháng nữa mới vào vụ thu hoạch mới. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu cà phê từ các nước lân cận như Indonesia. Điều này đã được dự báo từ cuối tháng 4/2024 trong cuộc họp của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Trong khi đó, giá cà phê arabica tạm thời giảm do sản lượng thu hoạch của Brazil đang tăng và đồng tiền Brazil suy yếu so với USD, làm tăng lượng hàng xuất khẩu.

Do đó, việc Việt Nam phải nhập khẩu cà phê trong thời gian này là điều cần thiết để đảm bảo đủ nguồn cung cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, dù giá cà phê trên thị trường quốc tế và trong nước đều có nhiều biến động.

>> Trung Nguyên liên tiếp mở mới 10 cửa hàng tại Mỹ và Trung Quốc, quảng bá nền văn minh cà phê thứ 3

Trung Nguyên liên tiếp mở mới 10 cửa hàng tại Mỹ và Trung Quốc, quảng bá nền văn minh cà phê thứ 3

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ khai trương cửa hàng thứ 5 tại Thượng Hải, tham vọng mở 1.000 quán cà phê ở đất nước tỷ dân

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viet-nam-dung-top-2-the-gioi-ve-xuat-khau-ca-phe-vi-sao-cac-doanh-nghiep-van-phai-nhap-khau-242615.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam đứng TOP 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, vì sao các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu?
    POWERED BY ONECMS & INTECH