Kiến thức

Việt Nam sở hữu 'kho báu' được cả thế giới săn lùng, năm ngoái thu về gần 2 tỷ USD: Tỉnh nhỏ nhất Đông Nam Bộ chiếm hơn 93% trữ lượng

Vĩ Hạ 22/07/2024 17:12

"Kho báu" này đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, hóa chất, vật liệu...

Dầu thô (Crude Oil) hay còn gọi là dầu mỏ, (tiếng Anh gọi là Petroleum), là loại dầu được khai thác từ mỏ lên chưa hề qua một quá trình chế biến nào. Sau khi khai thác, dầu thô được đưa vào nhà máy lọc dầu để tinh chế thành nhiều sản phẩm hữu ích như xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay, nhựa, hóa chất và nhiều hơn nữa.

Dầu thô đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Ảnh: Lilama 18.1

Dầu thô đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Ảnh: Lilama 18.1

Ban đầu, con người đã sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu chiếu sáng và thuốc chữa bệnh ngoài da. Nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật và hiểu biết ngày càng sâu sắc về dầu mỏ, ngày nay nó đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, hóa chất, vật liệu... Chính vì thế, dầu thô được mệnh danh là "vàng đen".

Ngày nay, dầu mỏ được khai thác từ nhiều mỏ khác nhau trên khắp thế giới, mỗi mỏ có đặc điểm và thành phần riêng biệt. Sự khác biệt này ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của dầu thô.

Việt Nam đứng thứ 28 thế giới về trữ lượng

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dầu mỏ của Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ, ngọt. Giá dầu của Việt Nam cũng vì thế mà có giá cao hơn giá dầu của một số nước khác.

Hình ảnh giàn khoan Tam Đảo 01. Ảnh: PetroTimes

Hình ảnh giàn khoan Tam Đảo 01. Ảnh: PetroTimes

Bắt đầu từ năm 1986, dòng dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Tháng 4/1987, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô.

Hiện nay, Việt Nam xếp thứ 4 trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ. Nước ta có thể sẽ duy trì sản lượng khai thác ở mức khoảng 340.000 thùng/ngày trong vài năm tới.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 2,8 triệu tấn dầu thô, thu về 1,92 tỷ USD. Ảnh minh họa

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 2,8 triệu tấn dầu thô, thu về 1,92 tỷ USD. Ảnh minh họa

Việt Nam được xếp hạng thứ 28 trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ với khoảng 4,4 tỷ thùng.

Theo báo cáo cập nhật của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổng trữ lượng đã phát hiện ở trong nước là 1,5 tỷ m3 (quy dầu); trong đó đã khai thác khoảng 50%, phần còn lại là 50% thì có tới 75% là khí và 25% là dầu.

Hiện tại, các mỏ dầu khí đang khai thác chủ yếu tập trung ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng và Malay - Thổ Chu.

Các bể trầm tích và bản đồ phân lô dầu khí ở Việt Nam - a. Các bể trầm tích và bản đồ phân lô dầu khí; b. Bản đồ các khảo sát địa chấn 2D và 3D. Ảnh: PetroTimes

Các bể trầm tích và bản đồ phân lô dầu khí ở Việt Nam - a. Các bể trầm tích và bản đồ phân lô dầu khí; b. Bản đồ các khảo sát địa chấn 2D và 3D. Ảnh: PetroTimes

Ngoài những khu vực đã có khai thác, các bể trầm tích trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam còn nhiều cấu tạo tiềm năng chưa được thăm dò, với trữ lượng dự đoán lên đến 1,5-2,5 tỷ m3 quy dầu. Trong số này, 50% nằm ở khu vực nước sâu, xa bờ và phức tạp, phân bố chủ yếu tại các bể Cửu Long (9%), Sông Hồng (20%), Malay - Thổ Chu (3%), Phú Quốc (2%), Nam Côn Sơn (15%), Phú Khánh (16%), Tư Chính - Vũng Mây (32%) và Hoàng Sa (5%).

Tuy nhiên, việc khai thác dầu khí ở những khu vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro do điều kiện thi công thực địa phức tạp, đặc biệt là tại các bể Tư Chính - Vũng Mây, Sông Hồng, Phú Khánh và Nam Côn Sơn (chiếm hơn 50% tổng tiềm năng). Do đây là những khu vực ít được thăm dò, mới chỉ có phát hiện dầu khí và còn hạn chế tài liệu, nên việc khai thác tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng dầu khoảng 400 triệu tấn, chiếm 93,29% cả nước; trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% cả nước. Dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển này phân bổ chủ yếu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Bể Cửu Long có trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28-41 tỷ m3 khí với mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, mỏ Hồng Ngọc, mỏ Rạng Đông.

Bể Nam Côn Sơn có mỏ Đại Hùng trữ lượng khoảng 30-50 triệu tấn dầu và 6-10 tỷ m3 khí đồng hành, mỏ Lan Tây và Lan Đỏ có trữ lượng khí thiên nhiên khoảng 58 tỷ m3 và một số mỏ khác như Thanh Long, Mộc Tinh, Rồng Bay.

Bạch Hổ là mỏ dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Ảnh minh họa

Bạch Hổ là mỏ dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Ảnh minh họa

Đặc biệt, mỏ Bạch Hổ chiếm hơn 80% sản lượng chung của lượng dầu khai thác được ở Việt Nam, sản lượng khai thác mỗi ngày đạt 38.000 tấn dầu thô. Mỏ nằm ở vị trí Đông Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145km. Đơn vị khai thác mỏ này là Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, Nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40km. Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.

Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố. Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường

Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố. Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường

Dù có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Bộ nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu lại là một trong những trung tâm khai thác, chế biến dầu lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2000 tới nay, tỉnh này trở thành địa phương đi đầu trong lĩnh vực năng lượng.

>> Công ty 'nhà' PVN thu về hơn 19.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024

Không phải 4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông, một tỉnh miền Trung đang sở hữu 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam

Việt Nam có 'kho báu' tỷ đô dưới lòng đất, từ rễ đến ngọn đều hái ra tiền, xưa ăn chống đói giờ xuất khẩu khắp các nước

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-so-huu-kho-bau-duoc-ca-the-gioi-san-lung-nam-ngoai-thu-ve-gan-2-ty-usd-tinh-nho-nhat-dong-nam-bo-chiem-hon-93-tru-luong-d128283.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam sở hữu 'kho báu' được cả thế giới săn lùng, năm ngoái thu về gần 2 tỷ USD: Tỉnh nhỏ nhất Đông Nam Bộ chiếm hơn 93% trữ lượng
    POWERED BY ONECMS & INTECH