VN-Index giảm 18 điểm, thanh khoản thấp nhất nửa năm
Thông tin lạm phát Mỹ tăng đem đến nhiều lo ngại hơn cho giới đầu tư trong nước ngay đầu phiên 30/10.
15h:
VN-Index bị bán mạnh hơn trong phiên ATC và mất thêm 5 điểm. Đóng cửa, chỉ số giảm hơn 18 điểm về gần mốc 1.040; VN30-Index thậm chí giảm 20 điểm trước áp lực bán cận sàn của SSI, GVR; các mã STB, TCB, SAB giảm từ 3,6 - 6%.
VCB vươn lên trở thành cổ phiếu trụ cột thị trường với mức tăng 1,1%. Đây cũng là mã duy nhất nhóm ngân hàng thuộc rổ VN30 tăng giá.
Cổ phiếu VRE thu hẹp biên độ tăng từ hơn 4% về còn 0,9%. VHM kết phiên tại tham chiếu và VIC thu hẹp đà giảm còn 2% sau khi xuất hiện lệnh mua cá mập hơn 2 triệu đơn vị trong phiên ATC.
Xem thêm: Chứng khoán Việt: 1 triệu chứng sĩ - 10 triệu "chuyên gia"
Cuối phiên, bộ đôi GEX - VIX cùng giảm sàn; các mã KBC, HHV, IDI, FIT, DGW, ANV cũng bị bán hết biên độ. Cổ phiếu NVL rơi về tham chiếu trong khi DIG, DXG, PDR, TCH,... đóng cửa đều giảm trên 4%.
Cổ phiếu CTD giảm về mức thấp nhất phiên (-4,9%) dù có thời điểm tăng hơn 4% ngay mở cửa.
Giá trị giao dịch trên 3 sàn giảm mạnh còn gần 12.000 tỷ - mức thấp nhất kể từ phiên 22/4. Khối ngoại bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp, giá trị bán ròng hơn 88 tỷ đồng trên HOSE. Ngược chiều, khối ngoại mua ròng tổng cộng 20 tỷ trên HNX và UPCoM.
Ghi nhận, khối ngoại bán ròng 7,6 triệu cổ phiếu VHM và 0,5 triệu cổ phiếu VIC. Ngược lại, nhóm này tập trung mua ròng các cổ phiếu nhóm chứng khoán - ngân hàng như VND, VCI, STB, VIX, SSI, SHB, VCB,
14h15:
Thị trường chứng khoán hồi về sát tham chiếu tại thời điểm 14h trước khi gặp áp lực bán trở lại. Như thường lệ, nhiều tuần trở lại đây, mỗi lần các chỉ số xuất hiện nhịp hồi, lực bán đều xuất hiện, nhà đầu tư tranh thủ bán cơ cấu danh mục khiến thị trường gặp khó.
VN-Index giảm hơn 4 điểm còn 1.055 điểm; áp lực giảm chính vẫn đến từ nhóm cổ phiếu VN30.
O nhóm cổ phiếu Vingroup, cổ phiếu VRE đảo chiều tăng gần 4%; VHM hồi lên tham chiếu; VIC chỉ còn giảm 1,6%.
Cổ phiếu NVL sau thông tin báo lãi trăm tỷ trong quý 3 đang tăng 2,3% lên mức 13.600 đồng/cp; khối lượng giao dịch cũng cải thiện mạnh lên mức 17,4 triệu cổ phiếu (phiên sáng chỉ khớp hơn 3 triệu đơn vị).
11h30:
Thị trường chứng khoán bước vào giờ nghỉ với sắc đỏ trên cả 3 sàn giao dịch. VN-Index giảm 7,5 điểm về 1.053. Nỗ lực tăng giá của 1 số largecap như CTD, NKG, HSG, VCI, REE,... giúp hấp thụ phần nào mức giảm 9,1 điểm của nhóm VN30.
Tương tự, HNX-Index giảm 2,66 điểm và UPCoM-Index giảm 0,56 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt 4.100 tỷ đồng; khối ngoại tạm bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên sàn HOSE, giá trị hơn 51 tỷ đồng; VHM là mã duy nhất bị bán trên 1 triệu đơn vị.
10h55:
VN-Index tiếp tục duy trì trạng thái giảm giá biên độ từ 9 - 11 điểm cùng lực bán ở 28 mã cổ phiếu VN30. PLX là địa diện duy nhất còn tăng nhẹ 0,5%. Sau nhịp điều chỉnh mạnh cuối tuần trước, nhóm VN30 thêm một lần không còn ghi nhận cổ phiếu có giá trên 100.000 đồng do đà giảm của cổ phiếu VJC.
Toàn thị trường có 500 mã giảm và chỉ 220 mã tăng giá; giá trị giao dịch tại thời điểm sát 11h chỉ vỏn vẹn 3.200 tỷ đồng.
9h55:
Theo thông tin từ Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 27/10, lạm phát cơ bản của nước này đã tăng mạnh trong tháng 9. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đã tăng 0,4% trong tháng 9, tương đương với mức tăng của tháng 8. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số PCE đã tăng 3,4% trong tháng 9.
Loại trừ các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, PCE cốt lõi tăng 0,3% trong tháng 9 sau khi tăng 0,1% trong tháng trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái PCE cốt lõi đã tăng 3,7% trong tháng 9, mức tăng thấp nhất trong hơn 2 năm và theo sau mức tăng 3,8% của tháng 8.
Thông tin lạm phát Mỹ tăng đem đến nhiều lo ngại hơn cho giới đầu tư trong nước.
Sau tuần giảm 48 điểm trước đó, VN-Index mở cửa phiên 30/10 bằng mức giảm hơn 9 điểm về sát mốc 1.050.
Thanh khoản thị trường tiếp tục xuống thấp, lúc 9h51 chỉ đạt hơn 1.300 tỷ đồng.
Nhóm VN30 không còn mã nào tăng giá. Có đến 27 mã giảm trong đó VIC mất 3,6% về 40.100 đồng/cp; BCM giảm 2,5%; các mã MSN, TCB cùng giảm 2,2%; nhóm ngân hàng cũng chung trạng thái. HPG, PLX, VIB là 3 mã đang tạm đứng tham chiếu.
Ngoại trừ khai khoáng, vật liệu xây dựng xanh nhẹ, các chỉ số ngành còn lại đều giảm điểm; áp lực giảm chính đến từ nhóm bất động sản (cụ thể là sức ép ở bộ 3 cổ phiếu Vingroup).
Cổ phiếu FIT giảm sàn ngay sau mở cửa khi doanh nghiệp tiếp tục đón nhận thêm khoản lỗ trăm tỷ quý thứ 2 liên tiếp. Các mã QCG, IDI, NTL, SHS, HQC, HAH, DGM, ITA, FCN, PSH, PDR, NVL, VIX, GEX,...
Xem thêm: FIT tiếp tục lỗ nặng, cổ phiếu giảm 40% sau hơn 2 tháng
Ngược chiều, sắc xanh đang hiện diện ở YEG (tăng 36% lên mức 19.700 đồng/cp chỉ sau 7 phiên).
Cổ phiếu NKG tăng 1,9%, PVB tăng 2,1%, PVC tăng 1,4%, DVP tăng 1,8%, CTD tăng 2,7% và tiếp tục trở thành một tỏng những cổ phiếu xây dựng hiếm hoi ngược dòng VN-Index trong 2 tuần qua.
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc sẽ cùng Vingroup (VIC) thực hiện dự án cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng
Các ông lớn Vingroup (VIC), Sun Group muốn 'rót' hàng chục nghìn tỷ làm khu đô thị tại Bắc Ninh