Chứng khoán, thép, tiêu dùng là 3 nhóm ngành chính kéo lãi toàn thị trường đi xuống trong quý cuối năm 2022.
Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán VNDirect (VND) ước tính tổng lợi nhuận ròng quý 4/2022 của các doanh nghiệp trên 3 sàn (HOSE, HNX, UPCoM) tăng trưởng âm 30,4% so với cùng kỳ, đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Nguồn: VND |
Kết quả đi lùi trong quý này đã kéo mức tăng trưởng lợi nhuận ròng của thị trường năm 2022 xuống chỉ còn 7,1% so với năm 2021, thấp hơn nhiều so với dự báo đưa ra trước đó là 16,7%. Trong số 64 đơn vị được theo dõi của VND, có tới 52% số doanh nghiệp không đạt như dự báo.
Chứng, thép, thực phẩm “ảm đạm”
Tại bản báo cáo, ngành kim loại, tiêu dùng, chứng khoán là nhóm ghi nhận mức giảm lợi nhuận mạnh nhất, khiến lãi toàn thị trường giảm 24,8 điểm % trong quý cuối năm 2022.
Trong đó, lợi nhuận ròng quý 4/2022 của các nhà sản xuất thép niêm yết “bốc hơi” 155,6% so với cùng kỳ do suy giảm sản lượng tiêu thụ và biên lợi nhuận gộp giảm 1,8 điểm % so với quý 3/2022.
Ngành thực phẩm kéo dài xu hướng giảm với lợi nhuận ròng quý 2, 3 và 4/2022 giảm lần lượt 7,7%; 13,8% và 80,7%. Việc LN quý IV/2022 sụt giảm mạnh là do Masan (MSN) là doanh nghiệp đóng góp phần lớn trong việc kéo lãi quý 4/2022 của ngành này giảm sâu khi báo lợi nhuận ròng giảm hơn 93%.
Thanh khoản thị trường chứng khoán giảm 58,4% khiến lãi của các công ty chứng khoán thụt lùi 96%.
Nguồn: VND |
Đáng chú ý, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, song kết quả kinh doanh cả ngành vẫn tăng trưởng dương. Cụ thể, lợi nhuận quý 4/2022 của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) vẫn tăng 0,9% so với cùng kỳ nhờ Vingroup (VIC) với 1.559 tỷ đồng so với mức lỗ cùng kỳ là 5.964 tỷ đồng; và Vincom Retail (VRE) cũng tăng tới 549%.
Ngành tiện ích dẫn đầu “đoàn đua” tăng trưởng
Nhóm toả sáng trong quý 4/2022 là dịch vụ tiện ích; ô tô; ngân hàng; vận tải; y dược với mức tăng lợi nhuận lần lượt là 30,4%; 26,3%; 23,2%; 17,9%; 11,9% so với cùng kỳ
PV GAS (GAS) là động lực chính, đóng góp 34,2 điểm % vào tăng trưởng lợi nhuận ròng quý cuối năm của ngành Tiện ích.
Còn ngân hàng và nhóm tiện ích cùng đóng góp 7,6 điểm % vào tăng trưởng lợi nhuận ròng quý 4 của thị trường. Lãi ròng các ngân hàng niêm yết quý 4/2022 tăng 23% so với cùng kỳ, nhờ đóng góp của Vietcombank (VCB) (tăng 54%) và BIDV (BID) (tăng 88,8%) do giảm chi phí dự phòng.
Nguồn: VND |
Về nhóm VN30, VNDirect thống kê lợi nhuận ròng quý 4/2022 của rổ VN30 giảm 11,5% so với cùng kỳ, tốt hơn so với của nhóm vốn hóa lớn (giảm 18,4%). Nguyên nhân do Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) (giảm 44% so với cùng kỳ), Đạm Phú Mỹ (DPM) (giảm 30%) và Hóa chất Đức Giang (giảm 21%). Ở nhóm vốn hoá vừa và nhỏ, lãi ròng quý 4/2022 lần lượt giảm 64,8% và 83% do nhu cầu xuất khẩu yếu, biên lợi nhuận sụt giảm và lỗ tỷ giá.
Lãi suất liên ngân hàng tăng cao: Tín hiệu gì từ thanh khoản hệ thống?
Chính sách của ông Donald Trump khó ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá, lãi suất Việt Nam năm 2025