Xã hội

Vụ nổ nhân tạo mạnh nhất lịch sử dùng siêu bom công suất tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể hủy diệt mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km

Khả Vy 01/09/2024 00:29

Bức xạ từ vụ nổ có thể gây bỏng cấp độ 3 ở khoảng cách 100km và hủy diệt hoàn toàn mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km.

Tsar Bomba hay Bom Sa Hoàng là vũ khí mạnh nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại, do Liên Xô phát triển trong giai đoạn Chiến tranh lạnh. Vào lúc 11h32 ngày 30/10/1961, quả bom đã được kích nổ tại khu vực thử nghiệm hạt nhân vịnh Mityushikha. Vụ nổ tạo ra một đám mây hình nấm khổng lồ, cao tới 64km và rộng 40km. Sóng xung kích từ vụ nổ lan rộng, gây thiệt hại trong bán kính lên đến 1.000km, phá vỡ cửa kính tại cả Phần Lan và Thụy Điển.

Vụ nổ nhân tạo mạnh nhất lịch sử dùng siêu bom công suất tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể hủy diệt mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km - ảnh 1
Bom Sa Hoàng. Ảnh: Internet

Tsar còn có mật danh là AN602, bắt đầu được thiết kế vào năm 1956 dưới sự lãnh đạo của nhà vật lý hạt nhân hàng đầu Liên Xô, Andrei Sakharov. Đến năm 1958, nguyên mẫu đầu tiên, có tên gọi "Sản phẩm 202" đã hoàn thiện. Đây là một khối chất nổ nhiệt hạch đa tầng, dài 8m, rộng 2,1m và nặng 26.500kg. Công suất của siêu bom này lên đến 57 megaton, tương đương 57 triệu tấn TNT, gấp 10 lần tổng khối lượng chất nổ được sử dụng trong Thế chiến II.

Vụ nổ nhân tạo mạnh nhất lịch sử dùng siêu bom công suất tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể hủy diệt mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km - ảnh 2
Đám mây hình nấm do Bom Sa Hoàng tạo ra, nhìn từ khoảng cách 161 km. Ảnh: historyofyesterday

Để so sánh, quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima mang tên Little Boy có sức công phá tương đương 15.000 tấn TNT, khiến hơn 140.000 người thiệt mạng. Quả bom thả xuống Nagasaki mang tên Fat Man có sức công phá mạnh hơn, tương đương 20.000 tấn TNT.

Vụ nổ nhân tạo mạnh nhất lịch sử dùng siêu bom công suất tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể hủy diệt mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km - ảnh 3
Khi quả bom phát nổ, một quả cầu lửa với đường kính gần 10km được hình thành, có thể nhìn thấy từ khoảng cách lên đến 1.000km. Ảnh: Business Insider

Vào lúc 11h32 ngày 30/10/1961, sau hai giờ cất cánh từ sân bay Olenya, một máy bay ném bom Tu-95V với 9 thành viên phi hành đoàn, cùng với một máy bay phòng thí nghiệm Tu-95A, đã bay đến vị trí mục tiêu và thả Bom Sa Hoàng từ độ cao 10,5km. Khi quả bom phát nổ, một quả cầu lửa với đường kính gần 10km được hình thành, có thể nhìn thấy từ khoảng cách lên đến 1.000km.

Vụ nổ nhân tạo mạnh nhất lịch sử dùng siêu bom công suất tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể hủy diệt mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km - ảnh 4
Vụ nổ cực mạnh đã tạo ra một đám mây hình nấm cao 64km, sau đó lan rộng với đường kính tối đa đạt 95km. Ảnh: The National Interest

Vụ nổ cực mạnh đã tạo ra một đám mây hình nấm cao 64km, sau đó lan rộng với đường kính tối đa đạt 95km. Sóng âm từ vụ nổ lan tới đảo Dixon, cách Novaya Zemlya 800km, sóng địa chấn do vụ nổ tạo ra đã truyền quanh Trái Đất ba vòng. Tại khu vực thử nghiệm và những khu vực cách xa hàng trăm km, liên lạc vô tuyến bị gián đoạn trong 40 phút.

Vụ nổ nhân tạo mạnh nhất lịch sử dùng siêu bom công suất tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể hủy diệt mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km - ảnh 5
Sóng âm từ vụ nổ lan tới đảo Dixon, cách Novaya Zemlya 800km, sóng địa chấn do vụ nổ tạo ra đã truyền quanh Trái Đất ba vòng. Ảnh: Live Science

Bom Sa Hoàng được thiết kế để có sức nổ lên tới 100 megaton, nhưng trong thực tế, vụ nổ chỉ đạt 50 megaton. Bức xạ từ vụ nổ có thể gây bỏng cấp độ 3 ở khoảng cách 100km và hủy diệt hoàn toàn mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km. Khu vực xung quanh vụ nổ sẽ trở thành vùng ô nhiễm phóng xạ không thể sống được trong hàng nghìn năm.

Dù vụ nổ không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nó vẫn để lại hậu quả đáng kể. Trong bán kính 55km từ điểm nổ, tất cả các tòa nhà đều bị hư hại: một số mái bị võng xuống, nhiều cửa và cửa sổ bị văng ra khỏi tường, một số tòa nhà sụp đổ hoàn toàn. Sau vụ thử nghiệm, cảnh quan của quần đảo Novaya Zemlya đã thay đổi rõ rệt, gần như tất cả các ngọn đồi biến mất và mặt đất trở thành một mặt phẳng.

>> Vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử đạt sức công phá ngang 20.000 tấn thuốc nổ TNT, tiếng vang 'bắn' đến 300km, khiến nhiều chuyên gia theo dõi bị mù tạm thời

Vụ nổ khủng khiếp nhất thế giới sức công phá tương đương 800 triệu tấn TNT, mạnh gấp 14 lần bom Sa Hoàng, khiến hơn 82.000 người thiệt mạng

Vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất lịch sử: Dùng gần 5.000 tấn thuốc nổ ANFO, có sức công phá tương đương 4.000 tấn thuốc nổ TNT

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/vu-no-nhan-tao-manh-nhat-lich-su-dung-sieu-bom-cong-suat-tuong-duong-57-trieu-tan-thuoc-no-tnt-co-the-huy-diet-moi-vat-the-tren-mat-dat-tu-khoang-cach-35km-126206.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vụ nổ nhân tạo mạnh nhất lịch sử dùng siêu bom công suất tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể hủy diệt mọi vật thể trên mặt đất từ khoảng cách 35km
POWERED BY ONECMS & INTECH