Doanh thu môi giới tăng 134% và nhờ lỗ tài sản FVTPL giảm mạnh hơn 20 lần đã giúp lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của Công ty Chứng khoán VPS tăng mạnh.
CTCP Chứng khoán VPS vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 với doanh thu hoạt động đạt 1.570 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,3% so với cùng kỳ (YoY).
Xét theo thành phần doanh thu, doanh thu môi giới đóng góp 961 tỷ, tăng 134%; lãi từ cho vay và phải thu cũng tăng 93% lên 395 tỷ đồng.
Về phần chi chí, đáng chú ý khi chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong quý đầu năm tăng mạnh 97%, từ 360 tỷ lên 709 tỷ.
Tuy nhiên, nhờ lỗ tài sản FVTPL giảm mạnh từ 588 tỷ xuống chỉ còn hơn 29 tỷ, qua đó giúp tổng chi phí hoạt động giảm 24% xuống còn 786 tỷ đồng.
Tổng kết quý I, Chứng khoán VPS lợi nhuận trước thuế 631 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt hơn 505 tỷ đồng, tăng 335,3% so với cùng kỳ. Con số này xếp sau VNDirect (767 tỷ đồng - báo cáo riêng lẻ), SSI (900 tỷ đồng) và TCBS (1.160 tỷ đồng).
Nguồn: VPS |
Tính đến 31/3, tổng tài sản VPS đạt 26.575 tỷ đồng, tăng 18,3% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 98,2% với 26.092 tỷ đồng.
VPS ghi nhận 6.235,6 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 124% so với đầu kỳ. Trong đó tiền mặt tại quỹ là 201 triệu và tiền gửi ngân hàng là 6.235,4 tỷ đồng.
Hoạt động margin trong quý I của VPS đạt 11.304 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu kỳ. Trong đó trả lãi margin tăng 26,7% so với đầu kỳ, tương ứng 147 tỷ đồng.
Tính trong quý I, công ty hiện tại đang vay nợ 16.351 tỷ đồng, tăng 27,4% so với đầu kỳ, chủ yếu đến từ các khoản vay ngắn hạn (chiếm tới 98,3%).
Thị phần môi giới của VPS tại thời điểm quý I/2024 trên HoSE đạt 20,29%. Còn trên HNX, VPS đạt thị phần 24,7%, chiếm gần một phần tư thị phần môi giới cả sàn.
Trước đó, Chứng khoán VPS đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 là 1.500 tỷ đồng, tăng 80% so với thực hiện năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành 42% (631 tỷ đồng) chỉ sau 3 tháng đầu năm.
Biến số mang tên KRX chính thức vận hành vào 2/5 có đủ sức tạo sóng trong ngắn hạn?
Chứng khoán SHS báo lãi quý I gấp gần 8 lần, thắng lớn nhờ hai cổ phiếu bán lẻ