Tài chính Ngân hàng

Vực dậy sau cơn bão Yagi: Bài học tài chính từ sự đổ vỡ của doanh nghiệp

Lâm Anh 28/09/2024 07:30

Giữa những mảnh vỡ đổ nát, người ta không chỉ tìm cách dựng lại nhà cửa, mà còn phải đối mặt với bài toán lớn hơn: Làm thế nào để vực dậy từ con số 0, khi mọi thứ đã bị cuốn trôi?

green-and-orange-modern-agrifarm-company-profile-presentation.png

Cơn bão Yagi bất ngờ đổ bộ vào miền Bắc nước ta, gây ra những thiệt hại khủng khiếp chưa từng có. Với sức gió giật cấp 12, Yagi đã càn quét bao nhiêu nhà cửa, công trình, nhà xưởng, làm đảo lộn cuộc sống người dân. Hậu quả của nó không chỉ đo đếm bằng những mảnh vỡ vật chất mà còn là cú sốc tài chính khủng khiếp, giáng đòn nặng nề lên vai nhiều cá nhân và doanh nghiệp.

Số liệu thống kê từ Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính): “Tính đến 12/9, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp nhận hơn 9.000 vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới, 14 trường hợp tử vong và 18 vụ bảo hiểm sức khỏe với tổng số tiền lên tới 7.000 tỷ đồng”.

Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những thống kê sơ bộ ban đầu, chưa phản ánh đầy đủ mức độ thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra. Các con số về tổn thất và giá trị bồi thường sẽ còn biến động khi công tác đánh giá thiệt hại tiếp tục được tiến hành.

Giữa những mảnh vỡ đổ nát, người ta không chỉ tìm cách dựng lại nhà cửa, mà còn phải đối mặt với bài toán lớn hơn: Làm thế nào để vực dậy từ con số 0, khi mọi thứ đã bị cuốn trôi?

Những ngày sau bão là một giai đoạn đen tối với nhiều doanh nghiệp sản xuất. Nhà xưởng ngổn ngang, nguyên vật liệu thiếu hụt, đơn hàng trễ hạn và áp lực tài chính đè nặng lên vai. Tâm lý hoang mang, lo lắng bao trùm khắp nơi và nhiều chủ doanh nghiệp rơi vào tình cảnh chưa từng trải qua, sự đổ vỡ tưởng chừng không thể gượng dậy.

Trong khung cảnh u ám ấy, câu chuyện của anh Hạnh – chủ một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Quảng Ninh đã trở thành một minh chứng điển hình về sức mạnh vượt qua nghịch cảnh, về cách quản lý tài chính trong thời kỳ khủng hoảng.

Tái thiết sau cơn bão

Là một trong những doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ lớn tại tỉnh Quảng Ninh. Nhưng sau một đêm bão qua, tất cả đã thay đổi. Nhà xưởng bị tốc mái, nguyên liệu ướt sũng, dây chuyền sản xuất bị hư hỏng hoàn toàn.

Thiệt hại ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng và nghiêm trọng hơn, các đơn hàng bị đình trệ, khách hàng đòi hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Doanh nghiệp vốn đang hoạt động tốt nay phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có.

anh-man-hinh-2024-09-28-luc-07.27.51.png

Thay vì chìm đắm trong sự hoang mang, anh Hạnh quyết định bắt tay vào đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính. Anh lập tức liên hệ với ngân hàng để đàm phán gia hạn các khoản vay và xin thêm thời gian miễn lãi. Nhờ có mối quan hệ lâu dài và uy tín, anh đã thuyết phục được ngân hàng đồng ý hỗ trợ, giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính trong thời điểm cấp bách.

Ngoài ra, anh Hạnh cũng nhanh chóng tìm kiếm các gói hỗ trợ từ nhà nước, như vay vốn lãi suất thấp và hỗ trợ tái thiết sau thiên tai. Đặc biệt, anh đã tận dụng các mối quan hệ để thương lượng lại hợp đồng với các nhà cung cấp, tạm hoãn thanh toán để duy trì dòng tiền cho công ty.

Không chỉ vậy, anh Hạnh còn quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp, cắt giảm những bộ phận không cần thiết và đầu tư vào các công nghệ tự động hóa để tăng hiệu suất sản xuất. Bằng việc điều chỉnh chiến lược tài chính, anh Hạnh đã có những bước đầu giúp doanh nghiệp thoát khỏi cảnh khủng hoảng.

Quỹ dự phòng khẩn cấp - "Chiếc phao cứu sinh" khi giông tố ập đến

Chủ doanh nghiệp xưởng gỗ cho biết, cơn bão Yagi chính là lời cảnh tỉnh về sự cần thiết của việc xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp cho doanh nghiệp. Nhiều người thường chủ quan, tin rằng những thảm họa sẽ không đến với mình hoặc nếu có, mọi thứ rồi sẽ ổn thỏa.

“Thế nhưng, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm ở vị trí hứng chịu nhiều thiên tai, những biến cố bất ngờ như dịch bệnh, tai nạn, hoặc thất nghiệp đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Không ai có thể đoán trước được ngày mai và khi chúng ta không chuẩn bị cho những rủi ro đó, chúng ta sẽ dễ dàng bị cuốn trôi theo cơn bão tài chính”, anh Hạnh nói.

Anh Hạnh chia sẻ, việc xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp là “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng. Một quỹ dự phòng đủ lớn có thể giúp doanh nghiệp trụ vững từ 3-6 tháng mà không cần phải sa thải nhân viên hay cắt giảm sản xuất.

anh-man-hinh-2024-09-27-luc-23.32.36.png

Anh Hạnh cho biết thêm, các doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn tiền sẽ được trích lập vào quỹ này, có thể từ lợi nhuận hàng năm, từ việc tiết kiệm chi phí hoặc từ các nguồn tài chính khác. Anh Hạnh cho biết, quỹ dự phòng không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tức thời mà còn là nguồn lực mạnh mẽ để tái đầu tư khi cơ hội mới xuất hiện.

Bảo hiểm - Lá chắn bảo vệ tài sản doanh nghiệp

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh, nhưng thiệt hại có thể được giảm thiểu nếu doanh nghiệp có những giải pháp phòng ngừa đúng đắn. Sau khi bão ập tới, anh Hạnh nhận ra việc chi ra khoản chi phí để mua bảo hiểm cho doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết.

Theo đó, anh cho biết doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các gói bảo hiểm phù hợp cho công ty. Từ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ, đến bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, tất cả đều giúp doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục thiệt hại và phục hồi hoạt động.

Bên cạnh đó, nhân sự là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Đối với anh Hạnh, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Các gói bảo hiểm sức khỏe, tai nạn lao động hay bảo hiểm thất nghiệp không chỉ giúp nhân viên an tâm làm việc mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với đội ngũ lao động.

Anh Hạnh cho biết, khi nhân viên được đảm bảo về mặt sức khỏe và an toàn, họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn, tăng năng suất lao động và đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tránh được các chi phí phát sinh từ tai nạn lao động hay các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp lao động.

“Cơn bão Yagi có thể đã qua đi, nhưng bài học về quản trị tài chính, về sự chuẩn bị và khả năng đối mặt với rủi ro sẽ còn mãi. Đó chính là hành trang quý giá giúp chúng ta không chỉ đứng vững trước những cơn bão khác trong cuộc đời, mà còn trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn sau mỗi lần đối mặt với thử thách”, anh Hạnh bùi ngùi chia sẻ.

>> Bão Yagi tàn phá hạ tầng giao thông, cần 3.000 tỷ đồng khôi phục, sửa chữa

Doanh nghiệp tổn thất 3.000 tỷ do bão Yagi, đại gia Đức vẫn đổ trăm tỷ sở hữu thêm

Lotte World Việt Nam góp sức hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vuc-day-sau-bao-yagi-bai-hoc-tai-chinh-tu-su-do-vo-doanh-nghiep-250751.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vực dậy sau cơn bão Yagi: Bài học tài chính từ sự đổ vỡ của doanh nghiệp
    POWERED BY ONECMS & INTECH