Xét xử vụ duyệt vay của Công ty Huy Hoàng: quá trình sai phạm của cựu Giám đốc Sở KHCN Phan Minh Tân
Ngày 30/10 sẽ xét xử vụ việc xét duyệt vay và hỗ trợ cho CTCP đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng thực hiện 2 dự án không đúng quy định.
Trong hai ngày 30 và 31 tháng 10, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Minh Tân - 69 tuổi, cựu Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đoạn 2006 - 2014, PGS-TS chuyên ngành hóa polymer, cùng 4 đồng phạm đều là cựu lãnh đạo của sở này về tội "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".
Cáo trạng củavụ án thể hiện, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ TP.HCM (Quỹ phát triển KH-CN) là tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ của TP.HCM.
Hình ảnh trong phiên xét xử ngày 29/9 |
Từ tháng 8 - 11.2009, lợi dụng việc đang chức vụ Chủ tịch Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Tân và 4 đồng phạm làm trái quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng đầu tư công trong xét duyệt vay và hỗ trợ cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng thực hiện 2 dự án không đúng quy định, gây thiệt hại hơn 22,6 tỉ đồng của ngân sách nhà nước.
Cũng liên quan vụ án, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, truy nã Nguyễn Trọng Vũ (Giám đốc Công ty Huy Hoàng) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đến tháng 4.2017, cơ quan điều tra tạm đình chỉ điều tra Vũ, khi nào bắt được sẽ xử lý.
Liên quan vụ án, trong thời gian chờ xét xử, bị cáo Khuất Duy Vĩnh Long (cựu Trưởng phòng Quản lý công nghệ Sở KH-CN TP.HCM) đã bỏ trốn, đang bị truy nã. Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM theo dõi, chỉ đạo.
Đôi nét về Nguyễn Trọng Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Huy Hoàng
Trước khi trở về Việt Nam thành lập công ty, được đánh giá là một chuyên gia kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, nhờ việc tham gia thiết kế và phát triển hệ thống chuyển mạch gói ATM (Asynchronous Transfer Mode). Nguyễn Trọng Vũ đã giữ chức Giám đốc kỹ thuật của Cisco - hay Cisco Systems là tập đoàn công nghệ nổi tiếng của Mỹ có trụ sở chính tại San Jose, California.
Nguyễn Trọng Vũ |
Ngoài ra Vũ còn trở thành Phó Chủ tịch Infinera năm 2023. Công ty này chuyên về các thiết bị viễn thông và là điển hình của một công ty công nghệ phát triển nhanh chóng tại thung lũng Silicon, là đối thủ trực tiếp của các hãng như Cisco, Qualcomn. Năm 2006, công ty này lên sàn NASDAQ với tổng vốn hóa thị trường là 750 triệu USD, lợi nhuận gộp hằng năm của mỗi cổ phiếu là 22,1% được tổ chức chuyên về chứng khoán của Mỹ bầu chọn là “cổ phiếu 5 sao”
Chính Nguyễn Trọng Vũ đã thừa nhận: Infinera mang đến cho Vũ sự nổi tiếng và tiền bạc.
Sau đó Vũ về Việt Nam thành lập công ty AMCC với mục tiêu nghiên cứu phát triển vi mạch, bo bán dẫn,…Trong thời gian này Vũ gặp gỡ với ông Phan Minh Tân lúc đó đang giữ chức Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP HCM. Ba tháng sau Vũ nghỉ làm ở AMCC và thành lập Công ty Huy Hoàng (SplendID Technology) vào cuối năm 2009. Thời điểm đó Huy Hoàng là công ty thứ 2 ở Việt Nam nhận được ưu đãi lớn của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: 5 năm đầu không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và 12 năm tiếp theo chỉ đóng 50%.
Toàn bộ quá trình cấp vốn
Tháng 8.2009, Nguyễn Trọng Vũ - Giám đốc Công ty đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng (Công ty Huy Hoàng, chuyên sản xuất chip) có công văn gửi Sở KH-CN TP.HCM đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học với số tiền 5,1 tỉ đồng để thực hiện dự án 1.
Sau khi hội đồng xét duyệt dự án do Phan Minh Tân làm chủ tịch thẩm định và thông qua, Công ty Huy Hoàng được hỗ trợ 4,9 tỉ đồng (thu hồi 70% là 3,4 tỉ đồng), thời hạn 18 tháng. Tiến độ cấp kinh phí được chia thành 3 đợt.
Ông Phan Minh Tân
Mặc dù tiến độ thực hiện dự án của Công ty Huy Hoàng chậm hơn kế hoạch, nhưng ông Tân cùng các đồng phạm vẫn đề xuất, xét duyệt cấp tiếp kinh phí đợt 2 là 700 triệu đồng. Sau khi nhận kinh phí đợt 2, Công ty Huy Hoàng không hoàn thành được dự án, cũng không hoàn trả kinh phí phải thu hồi. Theo kết luận giám định, dự án 1 gây thiệt hại gần 3,2 tỉ đồng.
Tháng 9.2009, ông Nguyễn Trọng Vũ tiếp tục có công văn gửi Sở KH-CN TP.HCM đề nghị vay 10 tỉ đồng để thực hiện dự án 2. Sau các bước thẩm định, xét duyệt, đầu năm 2010, ông Phan Minh Tân đã ký văn bản kết luận dự án đạt yêu cầu, đồng ý cho vay dù có nhiều ý kiến phản đối cho rằng dự án không khả thi, đồng thời đề nghị xem xét lại nguồn vốn của Công ty Huy Hoàng.
Hơn 10 năm sau, HIFU ký hợp đồng cho Công ty Huy Hoàng vay 10 tỉ đồng với thời hạn 48 tháng, lãi suất 0%, tiến độ giải ngân chia thành nhiều đợt. Nhưng sau khi nhận giải ngân đợt 3 ngày 13.5.2011, Nguyễn Trọng Vũ xuất cảnh bỏ trốn về Mỹ.
Tính đến ngày 30.6.2021, thiệt hại của dự án 2 được xác định là 19,5 tỉ đồng gồm gốc lẫn lãi.
Quá trình điều tra, bị cáo Tân kêu oan. Bị cáo Tân khai biết Công ty Huy Hoàng chưa đủ vốn tự có 30% và còn có một số hạn chế nhưng xét thấy lĩnh vực sản xuất chip điện tử đang được nhà nước khuyến khích, hiệu quả đối với kinh tế - xã hội cao... nên đánh giá dự án đạt.
Vụ án Trịnh Văn Quyết: Phát hiện hình ảnh công văn đóng dấu "Tối mật" của Ngân hàng Nhà nước