Các chuyên gia tại trung tâm phân tích VNDirect đã chia sẻ và nhận định về những xu hướng chính của ngành ngân hàng năm 2023.
Chiều nay (11/5/2023), VNDirect đã tổ chức diễn đàn DINSGHTS về “Triển vọng ngành ngân hàng 2023” với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong tài chính. Tại diễn đàn, chuyên gia tại trung tâm phân tích VNDirect đã chia sẻ những xu hướng chính ngành ngân hàng năm 2023.
Tín dụng chậm lại trong năm 2023, ngân hàng nào sẽ có mức tăng trưởng tốt nhất?
Tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% năm 2023 - Nhu cầu tin dụng suy yếu do các doanh nghiệp hạn chế mở rộng hoạt động kinh doanh do lo ngại về tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng ảm đạm.
Đồng thời, thị trường BĐS gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng tín dụng. Tính đến ngày 28/3/2023, tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 2,06% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,97% cũng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, những ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS, đặc biệt là cho vay kinh doanh BĐS ( VPB, OCB...), sẽ bị hạn chế room tín dụng hơn so với những ngân hàng khác.
Ngoài ra, các NH nằm giữ nhiều TPDN trong danh mục tín dụng cũng sẽ khó ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao trong 2023. Ngược lại, các ngân hàng có danh mục tín dụng đa dạng (cho vay BĐS hạn chế) như VCB hay HDBank .. sẽ được ưu tiên room tín dụng tốt hơn trong 2023.
Khoảng cách ngày một nới rộng giữa cung tiền và tín dụng
Tăng trưởng huy động vẫn rất chậm so với tăng trưởng tín dụng tính đến cuối quý 1/2023 (chỉ tăng 0,57% so với mức 1,61% của tăng trưởng tín dụng. Tiền gửi từ cá nhân có sự phục hồi do môi trường lãi suất cao đã thu hút khách hàng cá nhân.
Ngược lại, tiền gửi từ doanh nghiệp tiếp tục suy giảm có thể do áp lực thanh khoản của chính doanh nghiệp.
Ngân hàng nào có lợi thế trong thu hút tiền gửi?
Các ngân hàng quốc doanh luôn năm lợi thế lớn trong việc thu hút tiền gửi từ người dân nhờ uy tín của nhà nước và hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp.
Cuộc khủng hoảng SCB gần đây cũng đã cho thấy rõ lợi thế này. Đối với các ngân hàng tư nhân thì nhóm các ngân hàng chịu khó đầu tư về mặt công nghệ (đặc biệt là mobile app) và hình ảnh, cũng như có hệ sinh thái vững mạnh hỗ trợ đằng sau, sẽ thu hút được nhiều khách hàng và tiền gửi.
Techcombank, MBB, VPB, TPB, VIB là những ngân hàng tiêu biểu đã thành công trong việc thu hút khách hàng mới trong nhiều năm qua.
Trong nhóm ngân hàng tư nhân, TCB, VPB, và VIB hiện là những ngân hàng năng động nhất trong việc huy động nguồn vốn vay ngoại tệ từ các định chế tài chính nước ngoài.
Các ngân hàng quốc doanh cũng có lợi thế về nguồn tiền gửi và vay ngoại tệ lớn nhờ quy mô và sự hỗ trợ từ các cổ đông chiến lược là các định chế tài chính hàng đầu ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Khả năng tăng vốn
Ngoài ra, bộ đệm an toàn vốn cũng là 1 yếu tố để xét đồn năng lực huy động vốn của các ngân hàng.
Các ngân hàng đã có sự cải thiện về hệ số CAR trong những năm qua (đạt chuẩn trên 8% của NHNN) tuy nhiên vẫn còn khá "mỏng" nếu so sánh với các NH trong khu vực.
Các ngân hàng quốc doanh vẫn gặp trở ngại trong việc tăng vốn.
Lãi suất có xu hướng tạo đỉnh, ngân hàng nào sẽ chiếm ưu thế?
Ngoài EIB và STB có sự cải thiện NIM trong năm 2022 nhờ tái cơ cấu, top các ngân hàng có tiến bộ lớn về NIM bao gồm MSB, HDBank, MBB, VIB chủ yếu nhờ tăng tỷ trọng cho vay bản lẻ.
Ở chiều ngược lại, các ngân hàng như TPB, VPB ghi nhận NIM giảm chủ yếu là do nắm giữ danh mục TPDN lớn trong tổng tín dụng.
Trong bối cảnh NHNN sát sao trong việc giảm lãi suất, VNDirect cho rằng, lãi suất cho vay lần này sẽ giảm tốc nhanh hơn so với lãi suất huy động. Ngân hàng có tỷ lệ CASA cao vẫn có lợi thế hơn trong bối cảnh chi phí vốn vẫn duy trì ở mức cao.
Nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay cá nhân lớn số ít chịu áp lực giảm lãi suất cho vay hơn. Hiện VIB và ACB là hai ngân hàng có tỉ trọng bán lẻ cao nhất trong toàn ngành.
Lợi nhuận sau thuế ngành Ngân hàng sẽ tăng trưởng 15,3% trong năm 2024
Nợ xấu áp sát đỉnh lịch sử, vì sao cá nhân vẫn chi hơn 16.000 tỷ đồng gom cổ phiếu ngân hàng?