Xuất khẩu thuỷ sản kỳ vọng năm mới khởi sắc

18-01-2022 21:21|Kim Long

Đánh giá về triển vọng ngành thuỷ sản năm 2022, nhiều chuyên gia phân tích đã đưa ra những góc nhìn lạc quan.

Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, dự kiến sản lượng thủy hải sản tiêu thụ sẽ mở rộng trên tất cả các châu lục, được thúc đẩy bởi thu nhập ngày càng cao, đô thị hóa, mở rộng sản xuất, cải thiện kênh phân phối, đổi mới sản phẩm, cùng với việc người tiêu dùng ngày càng công nhận thủy hải sản là thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Mức tiêu thụ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới.

Theo Rabobank, tổng sản lượng tôm năm 2022 dự kiến sẽ tăng 5%, lên hơn 4,6 triệu tấn. Còn Hiệp hội Các nhà sản xuất dịch vụ ăn uống quốc tế (IFMA) cho hay, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại phân khúc nhà hàng được dự báo sẽ gần trở lại mức 2019 và tăng 8% vào năm 2022.

Sự phục hồi nhu cầu tại các nhà hàng và tăng trưởng nhu cầu thực phẩm tại siêu thị vào năm 2022 sẽ hỗ trợ tiêu thụ thuỷ sản ở Mỹ.

Do Mỹ là thị trường xuất khẩu tôm và cá tra lớn nhất của Việt Nam, sự phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho triển vọng tăng trưởng xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam.

Ngoài ra, Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự kiến xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2022 do Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19 sẽ giúp nước này chiếm phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ từ 3% lên 7,15% vào tháng 11/2021, đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các nước đối thủ khác, trong đó có Việt Nam.

Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam là ba nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang EU. So với Ấn Độ, Việt Nam được hưởng lợi nhiều hơn từ thuế xuất khẩu.

Theo EVFTA, đối với tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, thuế suất đối với tôm sú là 0%, trong khi thuế đối với tôm thẻ chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025. Ecuador tập trung vào sản phẩm tôm có vỏ và không đầu, trong khi Việt Nam nổi tiếng là nhà cung cấp đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và sản phẩm giá trị gia tăng.

Điều này tạo dư địa cho Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường EU. Hơn nữa, khi Ecuador phải đối mặt với chi phí vận chuyển tăng mạnh, điều này sẽ cân bằng sức cạnh tranh trên sân chơi xuất khẩu vào EU trong năm 2022.

thuy-san.jpg
Lạc qua với triển vọng xuất khẩu thuỷ sản 2022. Ảnh minh hoạ

Cùng chung nhận định này, ông Lực dự đoán, năm 2022, thị trường tôm rộng mở và đắt giá hơn. Biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn khiến mở rộng vùng nuôi tôm nước lợ, nhưng COVID-19 vẫn là yếu tố khó khăn lớn nhất ngay tại thời điểm này.

Bên cạnh đó, thời điểm này, theo ông Hồ Quốc Lực, các cường quốc xuất khẩu tôm như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia đã cơ bản ngăn chặn được dịch, các chuỗi sản xuất và cung ứng đang hồi phục mạnh mẽ.

Đối với cá tra, VASEP ước tính, xuất khẩu tăng 7% vào năm 2022, đạt mục tiêu khoảng 1,65 tỷ USD. Năm 2022, ngành thuỷ sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD. Để hiện thực hoá mục tiêu này, các doanh nghiệp thuỷ sản đã nỗ lực sản xuất mở rộng tăng trưởng ngay từ đầu năm.

Theo Công ty Chứng khoán SSI, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đều có sự cải thiện trong năm 2021 nhờ giá cá tra và tôm xuất khẩu phục hồi, dù chi phí nguyên liệu đầu vào tăng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu nhóm ngành thuỷ sản được nhà đầu tư đặt kỳ vọng tiếp tục tỏa sáng trong năm 2022. Từ đầu năm, các cổ phiếu VHC, MPC, ANV, FMC, ASM… đã phản ánh kỳ vọng này.

Nếu Mỹ áp thuế lên hàng Việt, chứng sĩ và người tiêu dùng trong nước sẽ ra sao?

2 trụ cột chính giúp xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xuat-khau-thuy-san-ky-vong-nam-moi-khoi-sac-131433.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Xuất khẩu thuỷ sản kỳ vọng năm mới khởi sắc
    POWERED BY ONECMS & INTECH