Xã hội

17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó

Nguyễn Dũng 24/10/2024 - 08:23

Sau 17 năm thực hiện trương trình phát triển cao su các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB) Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả đáng tự hào, từng bước giúp bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và thay đổi diện mạo các bản làng vùng cao.

Cây cao su đem lại những hiệu quả rõ nét

Thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trồng cao su, sau nhiều nghiên cứu thử nghiệm, năm 2007, VRG lần đầu đưa cây cao su lên trồng ở MNPB và đầu tiên là Sơn La, sau đó phát triển thêm ở Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái rồi lên Hà Giang… Đến nay, khu vực MNPB có 9 công ty cổ phần cao su (Lai Châu, Lai Châu II, Dầu Tiếng – Lai Châu, Điện Biên, Mường Nhé – Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Dầu Tiếng – Lào Cai) thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su tại 6 tỉnh.

17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó ảnh 1
Đoàn công tác VRG thăm vườn cây ở Đội sản xuất Văn Chấn, Cao su Yên Bái ngày 17/9/2024

Các công ty trực thuộc VRG quản lý 28.547 ha, trong đó vườn cây đưa vào khai thác 23.056 ha, KTCB 5.491 ha. Tổng CB.CNV LĐ 5.020 người, hộ nhận khoán 1.293, trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trung bình từ 90 - 95%/tổng số người lao động của các công ty.

Những năm qua, diện tích và sản lượng khai thác của khu vực MNPB tăng dần. Cụ thể: năm 2019 khai thác 10.701,86 ha, sản lượng 9.194,63 tấn. Năm 2020 khai thác 14.027,47 ha, sản lượng 13.682,11 tấn. Năm 2021 khai thác 17.476,45 ha, sản lượng 18.733,43 tấn. Năm 2022 khai thác 19.831,49 ha, sản lượng 19.166 tấn. Năm 2023 khai thác 21.491,49 ha, sản lượng 20.491 tấn.

Khu vực MNPB quy hoạch 5 nhà máy chế biến với tổng công suất 26.000 tấn/năm. Hiện đã có 2 nhà máy tại Sơn La và Lai Châu hoạt động, cuối năm 2024 sẽ có nhà máy chế biến Lai Châu 2, dự kiến quý II năm 2025 nhà máy Điện Biên đi vào hoạt động.

Các công ty cao su thực sự góp phần xây dựng nông thôn mới. Điều này thể hiện rõ nhất là đời sống bà con được nâng cao hơn, ấm no hơn từ khi có sự hiện diện của cây cao su nơi vùng cao. Nhất là đối với những hộ gia đình có đất góp với các công ty sản xuất cao su, đồng thời trực tiếp tham gia làm công nhân cao su.

Thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch

Năm 2024, tình hình thời tiết cực đoan tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của các đơn vị MNPB, đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua. Tuy vậy, các công ty đã nỗ lực với nhiều giải pháp trong điều hành, tổ chức SXKD để đạt kết quả cao nhất.

17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó ảnh 2
Công nhân khai thác cao su (ảnh: VRG)

Dự kiến đến cuối năm, khu vực sẽ hoàn thành KH với nhiều đơn vị vượt chỉ tiêu đề ra. Theo đó, một số đơn vị sẽ hoàn thành vượt mức KH sản lượng như: Dầu Tiếng Lai Châu vượt hơn 14% KH, Cao su Sơn La vượt gần 7% KH, Cao su Điện Biên vượt 5% KH và Cao su Yên Bái vượt 5% KH…

Bên cạnh đó, các công ty thường xuyên quan tâm tạo điều kiện và thực hiện tốt mọi chế độ chính sách đối với NLĐ, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho NLĐ và hộ nhận khoán. Các công ty cũng thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội; công tác xã hội, từ thiện, nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương nơi đơn vị đứng chân.

Sau 17 năm bén rễ ở Miền núi phía Bắc, vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, 28.547 ha cao su đứng vững với diện tích mở cạo mỗi năm càng nhiều, đã đem lại hiệu quả SXKD tốt cho các công ty và thu nhập ổn định cho NLĐ. Nhờ có cây cao su, đời sống bà con đã thay đổi, công nhân cao su vùng cao có thu nhập ổn định, nhà cửa khang trang, có tiền tích lũy.

Lỗ tỷ giá, cao su Đà Nẵng (DRC) báo lãi quý III/2024 giảm sút 39%

Ngành cao su 'bừng sáng': Nguồn cung thiếu hụt và cầu bật tăng đẩy giá lên cao chót vót

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/17-nam-phat-trien-cao-su-mien-nui-phia-bac-thanh-qua-tren-vung-dat-kho-post1684783.tpo
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó
    POWERED BY ONECMS & INTECH