Các doanh nghiệp Việt Nam được kỳ vọng bứt phá trong những ngành này.
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp mới nhất do Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện, ngành công nghệ thông tin đã ghi nhận năm thứ ba liên tiếp giữ vị trí số 1 trong các ngành có tiềm năng tăng trưởng. Làn sóng công nghệ bùng nổ trên toàn cầu đã hỗ trợ cho những kỳ vọng lạc quan về triển vọng của ngành.
Theo Công ty Nghiên cứu và tư vấn công nghệ Gartner, chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu được dự báo duy trì mức tăng trưởng cao trong năm 2024 với chi tiêu cho công nghệ điện toán đám mây và AI là hai động lực chính cho tăng trưởng. Điều này tạo ra những tín hiệu tích cực cho tiềm năng bứt phá của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, hướng tới hợp tác, liên kết và xuất khẩu công nghệ.
Thêm vào đó, Việt Nam đang bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ khi các dự án đầu tư nước ngoài được khuyến khích vào lĩnh vực sản xuất chip và công nghệ cao, tạo ra một môi trường phát triển đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Khảo sát doanh nghiệp FAST500 |
>> Nhà đầu tư liên tục 'đổ bộ', tỉnh nghèo nhất Việt Nam sắp đón khu dân cư hơn 370 tỷ đồng
Vị trí thứ hai trong số Top 4 ngành có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2024 thuộc về ngành điện/năng lượng với sự lựa chọn của 50% số doanh nghiệp. Con số này gia tăng đáng kể so với kết quả khảo sát được thực hiện vào năm 2023 (+16,7%) và năm 2022 (+22,1%).
Trong năm 2024, sự phục hồi của hoạt động sản xuất và xây dựng dự kiến sẽ giữ động lực cho tăng trưởng nhu cầu điện. Mảng xây lắp điện cũng được kỳ vọng tăng tốc với dự án trọng điểm đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, trong khi điện khí LNG với vị thế quan trọng trong hành trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam sẽ có nhiều tiềm năng lớn.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã xác định nguồn nhiệt điện khí tái hóa từ LNG (hay gọi tắt là “khí LNG”) chiếm tỷ trọng khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia vào năm 2030 và là một trong các nguồn giúp đảm bảo cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.
Bên cạnh đó, về mảng dầu khí, nhu cầu dầu thô toàn cầu vẫn đang trên đà tăng trưởng trước rủi ro thắt chặt nguồn cung vẫn hiện hữu do các nước OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, xung đột Nga - Ukraine kéo dài, và căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính từ mức trung bình 99,4 triệu thùng/ngày vào năm 2022, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đã tăng thêm gần 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2023 và tiếp tục tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2024. Do đó, triển vọng của ngành được dự báo tương đối khả quan, đặc biệt là các công ty thượng nguồn nhờ hoạt động thăm dò và khai thác sôi động hơn.
Đứng vị trí thứ ba là dược phẩm/y tế. Hiện việc đảm bảo an ninh dược phẩm trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực y tế của nước ta, tập trung nhiều hơn vào hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm trong nước. Điển hình là Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước, mục tiêu xây dựng mới cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư FIE chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc-xin, sinh phẩm y tế, thuốc sinh học giá trị kinh tế cao.
Lĩnh vực thứ 4 là tài chính/ngân hàng, theo đánh giá của các chuyên gia nhìn về cả năm 2024, tiềm năng tăng trưởng mảng này sẽ phục hồi khi môi trường kinh doanh trở nên thuận lợi hơn. Có thể kể đến như những dấu hiệu tích cực từ đầu năm như nguồn vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam, đồng thời ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm cũng đạt được mức cao nhất trong 5 năm qua, sự hồi phục của thị trường chung...
>> Đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI năm 2023, địa phương này quyết tâm cán mốc 1 tỷ USD trong quý I
Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2024
Tăng trưởng tín dụng âm, Thủ tướng sắp làm việc với các ngân hàng để khơi thông tín dụng