4 tháng gồng lỗ cùng thị trường chứng khoán: Ở lại hay rời bỏ?

19-09-2022 11:30|Anh Tú

Sau những biến cố mang tên trái phiếu Tân Hoàng Minh, FLC, ROS hay Louis, thị trường chứng khoán còn lại gì để nhà đầu tư yên tâm đặt lệnh?

Kết tuần giao dịch từ 12 - 16/9/2022, VN-Index giảm 14,75 điểm (-1,18%) xuống 1.234,03 điểm; khối lượng giao dịch tại sàn HOSE giảm 19,4% và giá trị giao dịch giảm 15,4%. HNX-Index giảm 11,75 điểm (-4,13%) xuống 272,88 điểm; khối lượng giao dịch giảm 15,1% và giá trị giao dịch giảm 7,8%.

Như vậy, đây đã là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số VN-Index sau chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp trước đó.

Dòng tiền thận trọng sau báo cáo lạm phát tháng 8 của Mỹ bên cạnh rủi ro từ các phiên đáo hạn phái sinh cùng các quỹ đầu tư ETF. Thị trường chốt tuần bằng phiên giảm khi có giao dịch của các quỹ ETF tái cơ cấu danh mục.

Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 75.057 tỷ đồng, tương ứng 15.000 tỷ đồng/phiên - giảm 15,5% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch tại sàn HOSE giảm 19,4% và giá trị giao dịch giảm 15,4%.

Tại HNX, khối lượng giao dịch giảm 15,1% và giá trị giao dịch giảm 7,8%. Tại UPCoM cả khối lương giao dịch và giá trị giao dịch cùng giảm mạnh lần lượt 50% và 29,3%.

Như vậy, ngay kể cả việc HOSE tái áp dụng giao dịch lô lẻ từ ngày 12/9 vừa qua song hay giải pháp giao dịch T+2 ngày 29/8, những điểm nhấn này là không đồng nghĩa với việc kéo thanh khoản thị trường tăng mạnh trở lại trong những ngày qua. Tổng khối lượng đặt lệnh đạt trung bình 600.000 - dưới 800.000 lệnh/phiên - tức chưa bằng nửa số lệnh ghi nhận trong phiên 19/11/2021) trong khi tổng khối lượng cổ phiếu được đặt mua/bán chỉ ở mức hơn 2 tỷ đơn vị - thấp hơn mức 4,8 tỷ cổ phiếu trong cùng thời điểm.

FiinGroup mới đây cũng nhấn mạnh, hiện tại, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán đang thận trọng ở cả bốn nhóm đầu tư gồm tổ chức, cá nhân, tự doanh và khối ngoại với lực mua ròng khá thấp.

Sau đằng đẵng các hoạt động gồng lỗ và trung bình giá xuống, thời gian qua, nhà đầu tư đã chuyển hướng một phần dòng tiền sang cách kênh đầu tư khác song vẫn có một lượng tiền lớn khoảng 70.000 tỷ đang nằm trong tài khoản (tính tới cuối quý II/2022) để tìm kiếm, chờ đợi cơ hội giải ngân. Điều này phần nào lý giải cho thực tế thanh khoản thị trường giảm khoảng 50 - 70% so với thời điểm trước đây (hiện chỉ còn 10.000 - 12.000 tỷ đồng/phiên tính trên HOSE).

Tháng 8 vừa qua, số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mở mới tiếp tục sụt giảm ở mức 22% so với tháng 7 - chỉ còn 155.456 tài khoản. Sự sụt giảm liên tiếp trong 2 tháng vừa qua cho thấy nhiều người dường như đang giảm mức độ hứng thú đối với kênh đầu tư này.

Kể từ sau ngày rụng đỉnh 1.52x điểm hồi cuối tháng 4, đầu tháng 5, những diễn biến lình xình của VN-Index 4 tháng qua khiến ngay cả những nhà đầu tư hiện hữu cũng không tránh khỏi tâm lý uể oải, nhất là trong bối cảnh vĩ mô hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều sức ép.

Với xu hướng lãi suất bắt đầu đi lên trong gần một năm trở lại đây, dòng tiền đã không còn rẻ. Mặt bằng lãi suất đi lên đồng thời khiến lãi suất cho vay margin cũng tăng theo. Điều này khiến nhà đầu tư bắt đầu thận trọng hơn với việc sử dụng đòn bẩy tài chính - nhất là khi xu hướng thị trường vẫn chưa thật sự rõ ràng, các nhóm cổ phiếu dẫn dắt chưa xuất hiện và rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu.

Ngoài ra, một yếu tố khác có ảnh hưởng mạnh đến các nhà đầu tư hiện hữu lẫn nhà đầu tư tiềm năng – những người chưa tham gia hoặc đã rời đi là niềm tin dành cho thị trường chứng khoán.

Sau những biến cố mang tên Tân Hoàng Minh, FLC, ROS hay Louis, thị trường còn lại gì để nhà đầu tư chứng khoán yên tâm đặt lệnh?

Kết quả kinh doanh nhóm thép, phân bón, logistics sẽ kém khả quan trong 2 quý cuối năm



VN-Index giảm 4 phiên liên tục, về lại 1.262 điểm

Nhận định chứng khoán 13/12: Cơ hội xuất hiện khi VN-Index về 1.260 điểm

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/4-thang-gong-lo-cung-thi-truong-chung-khoan-o-lai-hay-roi-bo-149427.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    4 tháng gồng lỗ cùng thị trường chứng khoán: Ở lại hay rời bỏ?
    POWERED BY ONECMS & INTECH