Kết quả kinh doanh nhóm thép, phân bón, logistics sẽ kém khả quan trong 2 quý cuối năm

18-09-2022 06:31|Thanh Long

Ngày 16/9/2022, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) và FiinGroup đã tổ chức hội thảo đầu tư với chuyên đề “Chuyển mình cùng thị trường” nhằm phân tích tác động của lạm phát và lãi suất đến thị trường chứng khoán thời gian tới.

Thị trường chứng khoán sẽ bám theo diễn biến lạm phát và lãi suất: Tại hội thảo, bà Nguyễn Bỉnh Thanh Giao, Phó phòng Phân tích ACBS nhấn mạnh lạm phát và lãi suất là những yếu tố nhà đầu tư cần quan sát trong thời gian tới. 

Lãi suất ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư và theo đó sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản cũng như của thị trường chứng khoán, tạo áp lực lên giá cổ phiếu. Ngoài ra, lãi suất còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ vay cao.

Về lạm phát, theo bà Giao, mức lạm phát trong năm 2022 sẽ vẫn nằm trong tầm kiểm soát dưới 4% - vẫn chưa đáng lo ngại. Tuy nhiên đây không chỉ là câu chuyện của 4 tháng cuối năm 2022 mà sẽ còn là câu chuyện của năm 2023.

Dòng tiền các nhóm đầu tư liên tục suy yếu: Theo dữ liệu của FiinGroup, năm 2021, giá trị giao dịch nhà đầu tư cá nhân rất cao và là dòng tiền nâng đỡ cho thị trường. Tuy nhiên, từ tháng 12/2021 đến nay, dòng tiền này bắt đầu suy giảm. Trong khi đó, dòng tiền nhà đầu tư tổ chức và khối ngoại sau chuỗi 4 - 6 tuần mua liên tục trước đó đã bán ròng trở lại trong 1 tháng trở lại đây.

Mới nhất, tuần từ 12 - 16/9/2022, trên sàn HOSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị 904 tỷ đồng (lũy kế bán ròng 2.787 tỷ đồng sau 4 tuần).

Hiện tại, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán đang thận trọng ở cả bốn nhóm đầu tư gồm tổ chức, cá nhân, tự doanh và khối ngoại với lực mua ròng khá thấp.

nim-1.jpg

Theo bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng nhóm Phân tích Dữ liệu, Dịch vụ Thông tin Tài chính của FiinGroup, thời gian qua, mặc dù nhà đầu tư đã chuyển hương một phần dòng tiền sang cách kênh đầu tư khác song vẫn có một lượng tiền lớn khoảng 70.000 tỷ đang nằm trong tài khoản (tính tới cuối quý II2022) để tìm kiếm, chờ đợi cơ hội giải ngân. Điều này phần nào lý giải cho thực tế thanh khoản thị trường giảm khoảng 50 - 70% so với thời điểm trước đây (hiện chỉ còn 10.000 - 12.000 tỷ đồng/phiên tính trên HOSE).

Hàng loạt nhóm ngành đã rời đỉnh lợi nhuận sau quý II: Xét về triển vọng ngành, bà Vân đưa ra triển vọng kém khả quan đối với ngành bất động sản dân cư, ngành thép, hóa chất, phân bón, may mặc, logistics,… trong khi các ngành tích cực cuối năm được nhắc đến là bất động sản khu công nghiệp, điện, dược phẩm, vật liệu xây dựng, nhựa, sữa, bán lẻ, chăn nuôi.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng bất động sản khu công nghiệp được dự báo có mức lợi nhuận tăng trưởng trung bình cả năm là 49,7% trong khi nhóm điện được dự báo lợi nhuận cả năm tăng trưởng khoảng 5,1%.

nim.jpg

Ở một diễn biến khác, giới phân tích kỳ vọng lợi nhuận nhóm ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng cao trong nửa cuối năm 2022 với 2 luận điểm gồm NIM của các ngân hàng còn dư địa mở rộng bởi trong đợt nới room vừa qua, hạn mức cấp thêm toàn ngành chỉ khoảng 2%; áp lực trích lập dự phòng của các ngân hàng có xu hướng giảm sau khi các ngân hàng đã trích lập mạnh tay cho nợ cơ cấu do COVID-19 trong năm 2021.

Các họ cổ phiếu đã "nướng" tài khoản nhà đầu tư thế nào từ đầu năm 2022?



KQKD nhóm chứng khoán quý I/2024: Hầu hết lãi tăng bằng lần, quán quân lộ diện, CTCK liên quan đến Vạn Thịnh Phát có lãi trở lại

Cảnh báo giả mạo website và tên thương hiệu ACBS

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 6/3: HSG, VCB, CTG

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://chatluongvacuocsong.vn/ket-qua-kinh-doanh-nhom-thep-phan-bon-logistics-se-kem-kha-quan-trong-2-quy-cuoi-nam-d99456.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Kết quả kinh doanh nhóm thép, phân bón, logistics sẽ kém khả quan trong 2 quý cuối năm
POWERED BY ONECMS & INTECH