49 trong số 53 dự án BOT lỗ nặng, 'bên bờ vực' phá sản

28-03-2024 10:33|Ngọc Trà

Các dự án BOT bị sụt giảm doanh thu tác động đến doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, có thể sẽ phải sửa đổi hợp đồng.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, trong 53 dự án BOT do Bộ quản lý thì đến tháng 10/2023 có 4 dự án doanh thu vượt so với phương án tài chính, 26 dự án đạt 70-100%, 19 dự án đạt 30-70% và 4 dự án dưới 30%. Các dự án doanh thu dưới 30% có thể phải đàm phán sửa đổi hợp đồng.

4 dự án mức thu dưới 30%, gồm: BOT QL1 đoạn tránh Cai Lậy tỉnh Tiền Giang; Dự án BOT nâng cấp QL3 và xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới; Dự án BOT cầu Thái Hà (Thái Bình); Dự án BOT QL10 đoạn tránh TT. Đông Hưng.

Những dự án doanh thu dưới 20% bao gồm: BOT cầu Thái Hà chỉ đạt doanh thu khoảng 17% so với hợp đồng. Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới cũng chỉ đạt 17% doanh thu so với hợp đồng.

anh-tram-bot-tuyen-thai-nguyen-c

Trạm BOT Thái Nguyên - Chợ Mới

Các dự án không đạt phương án tài chính do tăng trưởng kinh tế không đạt, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid. Nhiều năm các dự án không được cơ quan nhà nước cho phép tăng phí trong khi theo hợp đồng 3 năm được tăng phí một lần. Một số dự án bị sụt giảm doanh thu do phương tiện lựa chọn tuyến đường khác để tránh trạm thu phí.

Các dự án bị sụt giảm doanh thu tác động đến doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí khai thác và bảo trì tuyến đường khiến đường nhanh xuống cấp và không thể thanh toán lãi vay nên các khoản vay tín dụng chuyển thành nợ xấu, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Trước tình hình trên, Bộ GTVT đã đề xuất Chính phủ phương án xử lý 8 dự án BOT giao thông gặp khó khăn lớn mà không phải lỗi của nhà đầu tư. 8 dự án này được chia thành 3 nhóm.

Nhóm 1 là dự án BOT cầu Thái Hà và BOT cầu Văn Lang. 2 dự án cần được sửa đổi hợp đồng, bổ sung khoảng 1.557 tỷ đồng vốn Nhà nước để tiếp tục duy trì.

Nhóm 2 là dự án BOT hầm Đèo Cả. Do phương án sử dụng nguồn thu phí trên đường cao tốc La Sơn - Túy Loan để hỗ trợ nhà đầu tư BOT đã không thể thực hiện, Bộ GTVT đề xuất Nhà nước bố trí 2.280 tỷ đồng để hỗ trợ nhà đầu tư.

Nhóm 3 là 5 dự án phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn gồm BOT cầu đường sắt Bình Lợi; Đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa; BOT quốc lộ 91; BOT Thái Nguyên - Chợ Mới; BOT nâng cấp đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk. Nhà nước sẽ phải bố trí 6.813 tỷ đồng để mua lại 4 dự án BOT này.

>> 'Đại gia' bất động sản 'rậm rịch' đầu tư dự án hơn 39.000 tỷ vào khu kinh tế lớn nhất tỉnh Khánh Hòa

Hai chốt chặn 19.000 tỷ trên cao tốc Bắc - Nam sẽ thông xe dịp 30/4 tới đây

Tỉnh là cửa ngõ Sài Gòn chi gần 14.000 tỷ đầu từ tuyến đường nối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thiếu hơn 7.000 tỷ đồng để hoàn chỉnh tuyến cao tốc dẫn lên cửa khẩu là điểm đầu Quốc lộ 1

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/49-trong-so-53-du-an-bot-lo-nang-ben-bo-vuc-pha-san-d119077.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
49 trong số 53 dự án BOT lỗ nặng, 'bên bờ vực' phá sản
POWERED BY ONECMS & INTECH