Doanh nghiệp

Bán niên 2023, Đèo Cả kinh doanh thế nào?

Hồ Nga 09/10/2023 08:30

Gánh nặng nợ vay đang bào mòn lợi nhuận của Tập đoàn Đèo Cả.

Mới đây, ngày 3/7 vừa qua, hầm Núi Vung đã được Tập đoàn Đèo Cả đào thông, đánh dấu mốc quan trọng của hạng mục Dự án Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, tiến tới đưa toàn dự án hoàn thành trước 30/4/2024.

Dự án Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo khởi công vào tháng 11/2021 với tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, thời gian thi công 24 tháng. Hạng mục hầm Núi Vung có tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, do Công ty CP cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo (Tập đoàn Đẻo Cả) làm nhà thầu thi công, thời gian thi công dự kiến là 30 tháng.

Nhắc tới Tập đoàn Đèo Cả, giai đoạn gần đây khi tiến độ các đường cao tốc thường xuyên được cập nhật, thì Tập đoàn Đèo Cả lại càng được nhắc tới nhiều hơn bởi đây là một trong số những doanh nghiệp “hiện diện” nhiều trên những đoạn cao tốc.

Nhận nhiều công trình trọng điểm, tình hình tài chính của Tập đoàn Đèo Cả đang ra sao?

Tập đoàn Đèo Cả: nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, loạt công trình trọng điểm sẽ ra sao?

Nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, chiếm 71% tổng tài sản

Báo cáo tài chính bán niên 2023 của Tập đoàn Đèo Cả ghi nhận tổng tài sản tăng khoảng 4,8% so với thời điểm đầu năm, lên 43.778 tỷ đồng, tương ứng khoảng 1,8 tỷ USD.

Trong số tài sản của Tập đoàn, lượng hàng tồn kho chỉ gần 1.200 tỷ đồng. Tài sản dài hạn 37.289 tỷ đồng, chiếm trên 85% tổng tài sản.

Tổng nợ phải trả 31.236 tỷ đồng, tăng 4,8% so với thời điểm đầu năm, tương ứng khoảng 1,3 tỷ USD. Trong số tổng nợ phải trả ghi nhận dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.589 tỷ đồng, tăng 382 tỷ đồng so với đầu năm; dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 19.724 tỷ đồng, giảm 447 tỷ đồng so với đầu kỳ.

Tập đoàn Đèo Cả: nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, loạt công trình trọng điểm sẽ ra sao?

Gánh nặng nợ vay cũng bào mòn lợi nhuận. BCTC năm 2022 ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt 4.184 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 2% lên gần 419 tỷ đồng.

Còn 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu Tập đoàn Đèo Cả đạt 1.919 tỷ đồng, giảm 2,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 19% lên 307 tỷ đồng.

Lãi hàng trăm tỷ, song so với quy mô vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Đèo Cả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 10,67% vào năm 2022 và ở mức 6,61% trong nửa đầu năm 2023.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn Đèo Cả là gánh nặng chi phí lãi vay. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023 Đèo cả chi 360 tỷ đồng trả lãi tiền vay, tăng 32 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Chỉ tiêu
Năm 2021
Năm 2022
6T/2023
Vốn chủ sở hữu
7.538
8.720
9.268
Nợ phải trả
28.644
29.824
31.233
Nợ trái phiếu
43
200
200
Lãi sau thuế
410
418
307

Trong các khoản nợ phải trả, có 200 tỷ đồng trái phiếu. Lô trái phiếu này đáo hạn vào tháng 10/2024, lãi suất 11,5%/năm, huy động để tài trợ dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Lô trái phiếu này được đảm bảo bởi hơn 22,9 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T sở hữu tại CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả.

Chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn Đèo Cả hiện nay là Ngân hàng Công thương (Vietinbank – mã chứng khoán CTG) với số dư nợ dài hạn 18.351 tỷ đồng. Ngoài ra còn hơn 935 tỷ đồng vay nợ tài chính ngắn hạn.

Tập đoàn Đèo Cả: nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, loạt công trình trọng điểm sẽ ra sao?

Những khoản phải thu ngắn hạn với các cá nhân

Báo cáo tài chính của Tập đoàn Đèo Cả ghi nhận công ty còn khoản "phải thu ngắn hạn" 3.397 tỷ đồng, giảm 150 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, trong số này có 1.132 tỷ đồng "phải thu về cho vay ngắn hạn" và 939 tỷ đồng "phải thu ngắn hạn khác". Những khoản phải thu ngắn hạn này có nhiều khoản là phải thu với các cá nhân.

Cụ thể, năm 2023 phát sinh khoản "phải thu về cho vay ngắn hạn" với ông Đỗ Mạnh Hùng, số tiền 50 tỷ đồng.

Số tiền cho vay ngắn hạn với ông Vũ Văn Thành tăng từ 20 tỷ đồng đầu năm lên 30 tỷ đồng đến hết quý 2/2023.

Ngoài ra, các khoản "phải thu ngắn hạn khác" với các cá nhân với số tiền lớn hàng trăm tỷ đồng, như ông Phạm Đình Thuận (hơn 88 tỷ đồng); ông nguyễn Văn Tùng (hơn 54,8 tỷ đồng); ông Đinh Văn Chương (hơn 48 tỷ đồng).

Nửa đầu năm 2023 cũng phát sinh khoản phải thu ngắn hạn khác với bên liên quan, trong đó có khoản phải thu mới với ôngVõ Thụy Linh, Phó Chủ tịch HĐQT, (52 tỷ đồng).

Với ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, vẫn duy trì khoản phải thu 50 tỷ đồng từ trước đó.

Những khoản phải thu với cá nhân này đều không được thuyết minh cụ thể.

Tập đoàn Đèo Cả: nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, loạt công trình trọng điểm sẽ ra sao?

Doanh nghiệp duy nhất trong hệ sinh thái đang giao dịch trên sàn

Tập đoàn Đèo Cả tiền thân là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Cầu đường Sài Gòn, thành lập tháng 7/2015. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực: Đầu tư, xây dựng công trình hạ tầng giao thông; tổng thầu thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị,...

Tính đến 30/6/2023, Tập đoàn Đèo Cả có 8 công ty con, 4 công ty liên doanh liên kết và các văn phòng, xí nghiệp khác. Các công ty con của Tập đoàn phần lớn lập ra để quản lý các dự án thành phần như các dự án BOT, kinh doanh vật liệu xây dựng, thu phí BOT,…

Trong các công ty trong hệ sinh thái Tập đoàn Đèo Cả có 1 doanh nghiệp đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán là, Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán HHV). Hiện tại HHV đang giao dịch trên HoSE với thị giá quanh mức 16.800 đồng/cổ phiếu.

Tình hình kinh doanh của Giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu lợi nhuận mới có sự khởi sắc mấy năm gần đây, trong đó năm 2021 cà 2022 lãi sau thuế xấp xỉ 300 tỷ đồng.

Tập đoàn Đèo Cả: nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, loạt công trình trọng điểm sẽ ra sao?

Tập đoàn Đèo Cả san rừng tự nhiên để mở đường?

Báo Tuổi trẻ Online đưa tin, Tập đoàn Đèo Cả bị Cơ quan chức năng mời làm việc khi hàng nghìn m2 rừng tự nhiên bị tàn phá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm phục vụ thi công hầm số 2,3 thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi, Hoài Nhơn đi xuyên rừng.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Online, tuyến đường phục vụ thi công của Tập đoàn Đèo Cả có đoạn đi xuyên qua rừng keo sản xuất, và có đoạn xuyên qua rừng tự nhiên.

Trước đó hạt kiểm lâm Thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi phát hiện tuyến đường mở xuyên rừng, đã yêu cầu đơn vị này cung cấp hồ sơ liên quan đến vụ việc.

Liên quan vụ việc Tập đoàn Đèo Cả cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ vụ việc.

Đường hầm xuyên núi 1.600 tỷ dài nhất cao tốc Bắc Nam được đào thông trong 30 tháng, "vua hầm" Đèo Cả huy động 1.500 người hợp lực

Đường hầm xuyên núi 1.600 tỷ dài nhất cao tốc Bắc Nam được đào thông trong 30 tháng, "vua hầm" Đèo Cả huy động 1.500 người hợp lực

Sớm bố trí vốn hỗ trợ Dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả

Đèo Cả (HHV) rót hơn 400 tỷ đồng vào dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tap-doan-deo-ca-no-phai-tra-31200-ty-dong-loat-cong-trinh-trong-diem-se-ra-sao-204625.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bán niên 2023, Đèo Cả kinh doanh thế nào?
POWERED BY ONECMS & INTECH