5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng vay nợ 100.000 tỷ

12-06-2023 07:40|Hồ Nga

Thông tin EVN lỗ hơn 26.000 tỷ năm 2022, giá điện tăng, điện bị cắt liên tục trên cả nước đã khiến các bên phải vào cuộc mong tìm được câu trả lời.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) được biết đến là đơn vị có nhiệm vụ bảo đảm nhu cầu về điện phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội cuả đất nước.

Trước tình trạng thiếu điện, cắt điện diễn ra khắp cả nước dù mới đầu mùa nắng nóng, bên cạnh đó là thông tin công ty mẹ EVN lỗ 26.200 tỷ đồng trong năm 2022 càng khiến dư luận quan tâm. Đoàn thanh tra nhanh chóng được lập, sẽ thanh tra việc cung ứng điện của EVN từ 10/6/2023.

Cùng xem 5 công ty phân phối điện của EVN hoạt động thế nào?

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ
Kết qủa kinh doanh của 5 Tổng công ty phân phối điện thuộc EVN

Tổng công ty điện lực Miền Bắc (EVNNPC)

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc là một doanh nghiệp kinh doanh và phân phối điện năng, kinh doanh công nghệ thông tin và các lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.

Báo cáo ghi nhận, từ 2014 đến nay doanh thu EVNNPC gia tăng nhanh chóng từ hơn 57.500 tỷ đồng năm 2014, vượt 100.000 lên mức 106.800 tỷ đồng năm 2018. Năm 2022 vừa qua doanh thu Tổng công ty đạt hơn 157.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận cũng ổn định, báo lãi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Số liệu cho thấy năm 2018 EVNNPC lãi sau thuế 507 tỷ đồng – và 3 năm sau đó, từ 2018-2021 đều tăng trưởng hàng năm, lên cao nhất 688 tỷ đồng. Riêng năm 2022 vừa qua lợi nhuận bất ngờ giảm sút 61%, nhưng vẫn đạt mức 268 tỷ đồng. Trước đó 2016, và 2017 là 2 năm duy nhất trong gần chục năm qua EVNNPC báo lỗ.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

Cùng với kết quả kinh doanh lãi đều hàng trăm tỷ mỗi năm, tổng tài sản EVNNPC cũng tăng từ 67.400 tỷ đồng năm 2018 lên gần 81.500 tỷ đồng năm 2022. Tuy vậy nợ phải trả cũng tăng mạnh theo, từ mức 46.800 tỷ đồng năm 2018 lên trên 58.000 tỷ đồng năm 2022.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

Tổng công ty điện lực Miền Nam (EVNSPC)

Tổng Công ty điện lực Miền Nam (EVNSPC) thành lập năm 2010, quản lý lưới điện phân phối từ 110kV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn 21 tỉnh/thành phố phía Nam (kể cả Đồng Nai). Tính đến hết quý 1/2023 Tổng công ty có hơn 19 triệu tỷ kWh điện thương phẩm, tệp khách hàng gần 9,2 triệu người. Ngành nghề chính, ngoài phân phối điện còn có sản xuất, xuất nhập khẩu điện, tư vấn quy hoạch điện, quản lý vận hành điện…

Ngoài các công ty thành viên là các công ty về điện, thì còn khoản đầu tư ngoài ngành của EVN là Trường Cao đẳng điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, được quản lý bởi EVNSPC.

Kết qủa kinh doanh, doanh thu EVNSPC cũng liên tục tăng mạnh khoảng chục năm trở lại đây. Nếu năm 2014 doanh thu còn ở mức 67.100 tỷ đồng, thì đã đạt xấp xỉ 98.600 tỷ đồng vào bnăm 2017. Năm 2018 vượt mạnh lên mức 122.700 tỷ đồng. Năm 2022 vừa qua doanh thu EVNSPC đạt 152.700 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2021.

Về lợi nhuận, EVNSPC đạt lãi hàng trăm tỷ đều đặn nhiều năm nay, đặc biệt năm 2021 lãi hơn 1.000 tỷ đồng đột biến. Tuy vậy năm 2022 vừa qua lợi nhuận sau thuế giảm mạnh đến 74% xuống còn 261 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận năm 2021 tăng đột biến 47% so với năm 2021 chủ yếu do chi phí vốn giảm.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

Tổng công ty điện lực Miền Trung (EVNCPC)

Xét về doanh thu và lợi nhuận, từ 2016 đến nay doanh thu và lợi nhuận EVNCPC đa phần đều tăng trưởng so với năm trước đó. Trong đó năm 2022 vừa qua doanh thu EVNCPC đạt 42.650 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2021.

Xét về lợi nhuận, từ 2018 đến 2021 lợi nhuận sau thuế của EVNCPC đều tăng mạnh, trong đó năm 2021 lãi cao nhất 880 tỷ đồng. Năm 2022 vừa qua lợi nhuận của EVNCPC bất ngờ giảm hơn một nửa, về 406 tỷ đồng. Từ 2015 đến 2021 EVNCPC đều đạt trên 500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - một con số ấn tượng.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

Tổng Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC)

Khác với các tổng công ty khác trong nhóm, kết qủa kinh doanh của EVNHCMC không có sự tăng trưởng ổn định cả về doanh thu và lợi nhuận. Từ 2015-2019 được xem là thời kỳ ổn định về lợi nhuận, EVNHCMC lãi đều đặt từ 460 đến 540 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2020 lợi nhuận sau thuế bất ngờ sụt giảm 59% so với năm 2019, còn 219 tỷ đồng. Năm 2021 phục hồi lên mức 359 tỷ đồng lơi nhuận sau thuế. Tuy vậy năm 2022 lợi nhuận lần đầu giảm sút xuống dưới 100 tỷ đồng - mức thấp nhất trong vòng gần chục năm đến nay.

Trong khi bức tranh lợi nhuận nhiều biến động, thì doanh thu EVNHCMC cũng có tăng trưởng nhất định. Thời điểm 2015 doanh thu công ty đang chưa đến 37.800 tỷ đồng, thì năm 2019 vượt 55.200 tỷ đồng. Năm 2022 vừa qua doanh thu đạt mức kỷ lục gần 58.900 tỷ đồng, tuy vậy lợi nhuận sau thuế lại giảm sâu.

Những nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ chủ yếu do chi phí vốn tăng và chi phí tài chính tăng mạnh.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI)

Cũng như các doanh nghiệp trong nhóm 5 tổng công ty phân phối điện thuộc EVN, năm 2022 vừa qua lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty điện lực Hà Nội cũng giảm sút mạnh so với năm 2021 và những năm trước đó.

Bức tranh kết quả kinh doanh của EVNHANOI cũng như các tổng công ty trong nhóm có điểm nhấn là, năm 2022 dù lợi nhuận giảm sâu, nhưng doanh thu vẫn đạt mức tăng trưởng nhất định so với cùng kỳ. Doanh thu năm 2022 của EVNHANOI tăng 9,6% so với năm 2021, lên 46.783 tỷ đồng.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

Đi tìm những nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận năm 2022 giảm sút

Chi phí vốn tăng là điểm chung thứ nhất giữa 5 tổng công ty: Chi phí vốn năm 2022 tăng mạnh. Ví dụ Tổng công ty điện lực Miền Bắc, doanh thu năm 2022 tăng 6,6% so với năm 2021 nhưng chi phí vốn tăng cao hơn, đến 7,1%.

Tổng công ty điện lực Miền Trung ghi nhận doanh thu năm 2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ, trong khi chi phí vốn tăng đến 10,5%.

Tổng công ty điện lực Miền Nam, doanh thu năm 2022 tăng 10,1% so với cùng kỳ, song chi phí vốn tăng 11,8%.

Chi phí sản xuất, kinh doanh: Cấu thành chi phí sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Phần lớn nhất trong các khoản chi phí này là chi phí dịch vụ mua ngoài.

Ví dụ Tổng công ty điện lực Miền Bắc ghi nhận chi phí mua ngoài chíếm 85% tổng doanh thu trong năm 2022 và gần 89% trong năm 2021.

Còn Tổng công ty điện Miền Trung ghi nhận chi phí mua ngoài năm 2022 chiếm khoảng 76% tổng doanh thu.

Chi phí tài chính tăng là điểm chung thứ 2:

-Tổng công ty điện Miền Trung ghi nhận tổng chi phí tài chính năm 2022 tăng 111 tỷ đồng so với năm 2021, lên 999 tỷ đồng. Phần lớn trong đó (919 tỷ đồng là lãi tiền vay).

-Tổng công ty điện lực Miền Nam ghi nhận chi phí tài chính trong năm 2022 là 615 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng chi phí lãi vay (118 tỷ đồng) và lỗ chênh lệch tỷ giá.

-Tổng công ty điện lực Hà Nội báo cáo tổng chi phí tài chính năm 2022 tăng hơn 200 tỷ đồng so với năm 2021 chủ yếu tăng lỗ tỷ giá (95 tỷ đồng) và tăng chi phí lãi vay.

-Tổng công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 504 tỷ đồng chi phí tài chính trong năm, tăng 160 tỷ đồng so với cùng kỳ, chủ yếu tăng chi phí lãi vay, lỗ tỷ giá và “dự phòng đầu tư tài chính dài hạn”. Điều này cũng có nghĩa EVNHCMC đang có khoản tiền mang đi đầu tư tài chính.

-Tổng công ty điện lực Miền Bắc có khoản 600 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, và cũng có khoản "chi phí tài chính khác” 579 tỷ đồng. Tổng công ty không nêu rõ các khoản đầu tư chứng khoán, tuy vậy số tiền hoàn nhập xấp xỉ 600 tỷ đồng cho thấy công ty vẫn mang tiền đi đầu tư ngoài ngành - cụ thể là đầu tư chứng khoán.

Các tổng công ty đang có bộn tiền gửi ngân hàng, hay đang nợ chồng chất?

Liên quan đến việc EVN lỗ nặng năm 2022, nhiều bên đặt câu hỏi chất vấn rằng, tại sao các công ty con lại có bộn tiền, có hàng chục nghìn tỷ gửi ngân hàng? Thực tế có như vậy?

Nếu nói các Tổng công ty con có tiền gửi ngân hàng hàng chục nghìn tỷ đồng, không sai, nhưng còn khoản nợ tài chính lại không được nhắc tới.

-Tổng công ty điện lực Hà Nội có khoảng 4.900 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, trong đó có hơn 3.800 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Tuy vậy trong tổng nợ phải trả hơn 21.900 tỷ đồng có đến 2.300 tỷ đồng vay tài chính ngắn hạn và 14.963 tỷ đồng vay tài chính dài hạn (tăng 540 tỷ đồng so với đầu năm).

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

-Tổng công ty điện lực Miền Nam cũng ghi nhận tổng nợ phải trả đến cuối năm 2022 hơn 31.000 tỷ đồng, trong đó riêng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn hơn 15.400 tỷ đồng. Còn tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn chỉ hơn 5.500 tỷ đồng.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

-Tổng công ty điện lực Miền Bắc cũng chung tình trạng. Tổng tiền, tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng đến hết năm 2022 gần 10.600 tỷ đồng, giảm khoảng 2.300 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi đó tổng dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn hơn 43.400 tỷ đồng.

“Soi” 5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng nợ tài chính đến 100.000 tỷ

Đây cũng là thực trạng chung của 5 tổng công ty phân phối điện thuộc EVN. Trong số đó, nhà đầu tư, giới chuyên môn cũng nhắc tới các khoản đầu tư chứng khoán của Tổng công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng công ty điện lực Miền Bắc.

Câu hỏi đặt ra ở đây không còn là việc có hàng chục nghìn tỷ đồng tiền gửi ngân hàng lấy lãi, mà là nợ nần chồng chất, gánh hàng nghìn tỷ đồng lãi tiền vay, trong khi đó vẫn mang tiền đi đầu tư chứng khoán. Những khoản đầu tư ngoài ngành mà trước đó tại kết luận thanh tra công bố tháng 1/2014 đã từng yêu cầu EVN thoái vốn.

Tính ra, 5 tổng công ty phân phối điện của EVN có khoảng 30.000 tỷ đồng tiền, tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn. Nhưng con số lớn hơn, là nợ nần chồng chất với khoảng 100.000 tỷ đồng tiền vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn được ghi nhận. Các doanh nghiệp này đang có bộn tiền, hay đang lâm cảnh nợ nần chồng chất, nặng gánh lãi tiền vay?

EVN không hoàn thành chỉ tiêu đầu tư lưới truyền tải - ngọn nguồn của việc thiếu điện?

Thiếu điện trầm trọng, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương, EVN thúc đẩy điện mặt trời mái nhà

Nợ vay vượt 2 tỷ USD, công ty con của EVN phải chi 5 tỷ đồng/ngày trả lãi

EVN không hoàn thành chỉ tiêu đầu tư lưới truyền tải - ngọn nguồn của việc thiếu điện?

Bài thuộc chủ đề EVN vì sao thua lỗ?
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/soi-5-cong-ty-con-phan-phoi-dien-cua-evn-co-30000-ty-gui-ngan-hang-nhung-no-tai-chinh-den-100000-ty-187295.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng vay nợ 100.000 tỷ
POWERED BY ONECMS & INTECH