6 loại thực phẩm "vàng" giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp: Hóa ra nhà nào cũng có sẵn
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết tăng huyết áp thường dẫn tới đột quỵ, gây các biến chứng trong tim mạch và gây suy yếu thận.
Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ, cách tốt nhất bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể là thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Và điều này cũng không ngoại lệ đối với những người mắc bệnh huyết áp cao.
Dưới đây là những thực phẩm “vàng” dành cho người huyết áp cao. Đặc biệt, hầu hết các loại thực phẩm này rất dễ mua, thậm chí luôn có sẵn trong tủ lạnh của nhiều gia đình Việt.
Chuối
Hầu hết chúng ta đều biết rằng bổ sung hoa quả vào chế độ ăn có tác dụng phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, chuối được biết đến như một loại quả hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Ăn các loại thực phẩm giàu kali tự nhiên như chuối sẽ tốt hơn nhiều so với những thực phẩm chức năng.
Rau xanh
Rau xanh cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, trung hòa natri trong cơ thể. Điều này cho phép cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, vì vậy mà huyết áp sẽ hạ.
Các loại rau màu xanh như rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali.
Nên chọn những loại rau tươi xanh vì các loại rau quả đóng hộp thường có thêm natri. Cũng có thể chọn rau quả đông lạnh, vì rau quả đông lạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng gần như ngang với các loại rau quả còn tươi, và dễ bảo quản.
Tỏi
Tỏi đã được sử dụng trong y học trong nhiều thế kỷ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng hạ huyết áp của tỏi. Trong một phân tích tổng hợp, những người bị huyết áp cao đã thấy huyết áp giảm 8 đơn vị khi bổ sung tỏi.
Tỏi có thể được dung nạp qua các hình thức sau: Tỏi sống, dạng bột, chiết xuất tỏi lỏng. Tuy nhiên, người sử dụng cũng cần lưu ý rằng, việc bổ sung tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và nên thận trọng khi dùng cho những người đang dùng thuốc làm loãng máu.
Trà xanh
Đã từ rất lâu, trà được sử dụng làm thuốc trong các nền văn hóa Đông Á. Trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và cũng có thể có tác dụng hạ huyết áp. Một phân tích tổng hợp năm 2020 cho thấy việc bổ sung trà xanh trong thời gian ngắn giúp hạ huyết áp khoảng 1,2 đơn vị. Trà xanh có thể được uống dưới dạng trà hoặc chiết xuất.
Khoai lang
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, khoai lang là một thực phẩm cực giàu kali. Trong 100g khoai lang có chứa khoảng 337mg kali. Sian Porter, một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại Bắc Carolina (Mỹ) cho biết: “Bên cạnh lợi ích cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoai lang là nguồn cung cấp dồi dào kali. Kali là một khoáng chất thiết yếu góp phần duy trì huyết áp ở mức bình thường”.
Vị chuyên gia này cũng gợi ý thêm, khoai lang thường được sử dụng trong chế độ ăn DASH (chế độ ăn với mục đích phòng ngừa huyết áp cao).
Sữa không đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc uống sữa, ăn sữa chua và pho mát có thể có những lợi ích đáng kể cho người bệnh cao huyết áp. Sữa có thể giúp khống chế bệnh cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp xương vững chãi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh cao huyết áp.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng lượng sữa phù hợp cho người lớn từ 19-50 tuổi là 2 phần sữa mỗi ngày, những người trên 50 tuổi là 3 phần sữa mỗi ngày. Thay vì ăn các loại sữa có hàm lượng chất béo cao thì bạn nên ăn những loại sữa ít chất béo như các loại sữa chua.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng và chất bổ sung sau đây nên được giảm thiểu hoặc tránh nếu bạn bị huyết áp cao. Đó là thực phẩm có hàm lượng muối cao, thực phẩm chế biến và thịt, các chất bổ sung như cam thảo và cây ma hoàng.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt tốt cũng rất cần thiết với những người mắc căn bệnh huyết áp cao, ví dụ như tập thể dục, ngủ đủ chất lượng, kiểm soát căng thẳng, tập yoga...
Loại hạt "ngon nhất thế giới" của Việt Nam là thuốc quý hạ đường huyết, ngừa cả đau tim và đột quỵ
Hai thực phẩm vàng phòng chống ung thư, giảm cân cho bữa sáng
5 thực phẩm 'vàng' giúp bạn khỏe mạnh trong thời tiết giao mùa