73 giếng cổ trong một ngôi làng ở Hà Nội, được cho là nơi chôn giấu vàng bạc từ thời xa xưa

17-05-2024 20:21|Thanh Thanh

Điều đặc biệt và huyền bí hơn nữa là cạnh mỗi chiếc giếng cổ đều có một miếu thờ thần linh, thổ địa.

Giếng làng, trong văn hóa dân gian Việt Nam, không chỉ là nguồn nước sinh hoạt hàng ngày mà còn mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử của mỗi làng quê. Tuy nhiên, có một ngôi làng ở Hà Nội, đặc biệt có đến 73 giếng cổ.

73 chiếc giếng nằm rải rác khắp ngôi làng (Ảnh: Báo Dân Trí)

73 chiếc giếng nằm rải rác khắp ngôi làng (Ảnh: Báo Dân Trí)

Cụ thể, giếng cổ tập trung ở 2 xã là Yên Sở và Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội), vốn là làng “Kẻ Giá” trước đây. Tới nơi này, chỉ cần hỏi về giếng cổ là người dân trong làng ai cũng có thể chỉ rõ vị trí của từng giếng. Nhưng chỉ có một điều, không ai biết chính xác là giếng có từ khi nào và tại sao làng lại có nhiều giếng như vậy.

73 chiếc giếng nằm rải rác khắp ngôi làng, mỗi chiếc đều là một tác phẩm kỳ công của nghệ nhân. Những giếng này đều có cấu trúc tương đối giống nhau, thể hiện sự tinh tế và chuyên nghiệp trong xây dựng.

Mỗi giếng sâu khoảng từ 4m đến 5m và có đường kính khoảng 1,6m, tạo ra một không gian rộng rãi để lấy nước. Điều đặc biệt là cấu trúc của những chiếc giếng này, chúng được xây dựng hoàn toàn từ những phiến đá to, không cần sử dụng hồ hoặc vôi vữa để kết dính như các kỹ thuật xây dựng thông thường. Mặc dù không có vật liệu kết dính, nhưng từng viên đá được lựa chọn cẩn thận và xếp chồng lên nhau một cách chặt chẽ, tạo ra một cấu trúc vững chắc và bền bỉ. Mỗi năm, người dân trong làng thường thay nhau tát cạn nước để thau rửa giếng.

Một chiéc giếng cổ khác giữa đường làng ở thôn 2, xã Yên Sở (Ảnh: Báo Dân Trí)

Một chiéc giếng cổ khác giữa đường làng ở thôn 2, xã Yên Sở (Ảnh: Báo Dân Trí)

Tương truyền rằng, 73 giếng cổ được xây từ thời ngoại xâm phương Bắc đến chiếm đóng. Còn về mục đích ra đời của 73 cái giếng, người dân trong làng đưa ra rất nhiều giả thuyết. Các bậc cao niên trong làng cho biết, có giả thuyết cho rằng giếng cổ được xây dựng để quân xâm lược phương Bắc lấy nước sạch ăn. Có giả thuyết lại cho rằng giếng được đào để người Trung Quốc giấu vàng. Cũng có người lại cho rằng, giếng cổ được quân xâm lược phương Bắc xây dựng để cắt đứt long mạch.

Điều đặc biệt và huyền bí hơn nữa là cạnh mỗi chiếc giếng cổ đều có một miếu thờ thần linh, thổ địa. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguồn gốc và lịch sử của những miếu thờ này, người dân nơi đây không ai biết chính xác từ bao giờ chúng được lập nên. Có thể, những miếu thờ này đã tồn tại từ thời kỳ xa xưa và truyền lại qua nhiều thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu của cộng đồng làng quê. Sự mơ hồ về nguồn gốc của những miếu thờ này càng tăng thêm sự bí ẩn và sức hút đặc biệt của nơi này, khiến cho việc khám phá và tìm hiểu về chúng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Người dân nơi đây không ai biết chính xác từ bao giờ chúng được lập nên (Ảnh: Báo Dân Trí)

Người dân nơi đây không ai biết chính xác từ bao giờ chúng được lập nên (Ảnh: Báo Dân Trí)

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong 73 giếng cổ cũng đã có một số cái bị lấp đi. Hiện tại, các giếng được xây dựng bê tông, bờ rào chắc chắn để tránh sụt lún và đuối nước.

Hiện nay, những chiếc giếng cổ vẫn được sử dụng đều đặn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt (Ảnh: Báo Dân Trí)

Hiện nay, những chiếc giếng cổ vẫn được sử dụng đều đặn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt (Ảnh: Báo Dân Trí)

Các giếng cổ không chỉ là những di sản lịch sử và văn hóa mà còn là nguồn nước quý giá phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân trong làng. Hiện nay, những chiếc giếng cổ vẫn được sử dụng đều đặn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Nhiều hộ ở xa giếng còn gắn ống và dùng máy bơm đưa nước về nhà, còn gia đình nào ở gần vẫn dùng gầu để múc nước lên sử dụng.

>> Phát hiện giếng cổ 17m cháy, chuyên gia phải dập 2-3 ngày lửa mới tắt, ‘kho báu’ quý hơn vàng được kéo lên

Phát hiện giếng cổ 17m cháy, chuyên gia phải dập 2-3 ngày lửa mới tắt, ‘kho báu’ quý hơn vàng được kéo lên

Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/73-gieng-co-trong-mot-ngoi-lang-o-ha-noi-duoc-cho-la-noi-chon-giau-vang-bac-tu-thoi-xa-xua-d122873.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
73 giếng cổ trong một ngôi làng ở Hà Nội, được cho là nơi chôn giấu vàng bạc từ thời xa xưa
POWERED BY ONECMS & INTECH