84% người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam vẫn lo lắng về chất lượng sản phẩm

27-11-2023 08:01|Lê Mỹ

Suy thoái kinh tế dẫn đến người dùng tiết kiệm chi phí bằng mua sắm online và 84% người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam vẫn lo lắng về chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm khi mua hàng trực tuyến vẫn là điều lo lắng

Báo cáo nghiên cứu thị trường về hành vi tiêu dùng thông minh của NielsenIQ Việt Nam (NIQ) và GfK thực hiện mới đây cho thấy, nền kinh tế kỹ thuật số đang được coi là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam khi 60,7% người tiêu dùng thực hiện mua sắm online hằng tuần.

Tỷ lệ đóng góp của kinh tế số vào GDP quốc gia dự kiến năm 2025 ở mức bình thường sẽ là 10,4%, mức nhanh sẽ lên tới 19.9% và đột phá con số lên tới 26,2%.

muasamonline.png
Chất lượng sản phẩm vẫn là điều người mua sắm online lo lắng. Ảnh minh hoạ.

Xu hướng của người tiêu dùng đang có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế số hiện nay. Cụ thể, báo cáo cho biết, 64% người dân Việt Nam nghĩ đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế, 55% cảm thấy căng thẳng, lo âu nhiều so với trước đây, chính vì thế tiết kiệm là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng phấn đấu vượt qua thời điểm khó khăn này.

Để tiết kiệm chi phí, mua sắm online trở thành một trong những yếu tố giúp người tiêu dùng cắt giảm và thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ suy thoái.

Hình thức mua sắm này giúp người dùng chọn được các cửa hàng giảm giá, kiểm soát chi phí giỏ hàng, tìm kiếm các ưu đãi và giảm số lần đến cửa hàng mua sắm trực tiếp, giúp giảm kinh phí di chuyển. 

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người mua hàng trực tuyến, khi 84% người mua sắm online lo lắng về vấn đề này.

Mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp

Việc người tiêu dùng chọn hình thức mua sắm online để tiết kiệm và điều đó cũng khiến họ chú trọng vào giá trị sản phẩm hơn.

Người tiêu dùng biết rằng, họ có thể tìm thấy giá thấp hằng ngày trên các cửa hàng trực tuyến và thường sẽ so sánh giá trên các kênh và cửa hàng thương mại điện tử khác nhau, để tìm ra lựa chọn mang lại giá trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, họ cũng sẽ ưa chuộng sự tiện lợi, khi thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có khả năng mua bất cứ thứ gì, bất cứ khi nào họ muốn và thường ở mức giá tốt hơn nhiều so với mua trực tiếp.

Nó cũng cho phép người mua sắm sử dụng đa dạng các phương thức thanh toán và cung cấp các lựa chọn giao hàng thuận tiện và phù hợp nhất.

Chính vì thế, điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh trên môi trường này, họ cần đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

21% doanh nghiệp cho biết, việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đem lại hiệu quả thực tế ở mức rất cao.

Theo đại diện của NielsenIQ Việt Nam, một trong những ưu tiên hàng đầu là các doanh nghiệp cần lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử thích hợp để xây dựng trang web kinh doanh.

Trong đó, bên cạnh các yếu tố như kỹ thuật, quy mô, ngân sách, thì tổng sản lượng hàng hóa (GMV) là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn. 

Sau khi thiết lập kinh doanh với một nền tảng thương mại điện tử thích hợp, doanh nghiệp cần làm việc với nhà cung cấp, đảm bảo nhà cung cấp hiểu hoạt động kinh doanh trực tuyến và nắm bắt được các kịch bản kinh doanh, từ đó tạo ra các trải nghiệm thú vị trong cửa hàng trực tuyến như có thể làm trong cửa hàng truyền thống.  

Cần chú ý rằng, 92% người tiêu dùng lựa chọn mua hàng trực tuyến bởi trải nghiệm mua sắm thú vị, vì thế trải nghiệm số (DX) trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong quản trị khi tỷ lệ người dùng internet và mobile banking ngày càng tăng.

Đồng thời, doanh nghiệp cần tiếp cận đối tượng Gen Z để mở ra cơ hội đối với các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, khi nghiên cứu cho thấy 68% Gen Z sử dụng mạng xã hội hằng ngày, 45% giao dịch mua hàng của Gen Z được thực hiện trực tuyến, 42% Gen Y/Z ủng hộ các thương hiệu bền vững với môi trường và thấu hiểu khách hàng là một kỹ năng của lãnh đạo trong thời kỳ mới.

Ông Nguyễn Đức Tài làm thương mại điện tử V.I.P: Khách đặt trái sầu riêng về ăn không ngon được trả lại tiền 'ngay và luôn'

Sàn thương mại điện tử tràn ngập camera xuất xứ Trung Quốc

Không để sim sác cứ mãi hoành hành!

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/84-nguoi-mua-hang-truc-tuyen-tai-viet-nam-van-lo-lang-ve-chat-luong-san-pham-2219469.html
Bài liên quan
  • Sàn Thương mại điện tử nội lo ngại quy định mới làm mất lợi thế cạnh tranh
    Bộ Công Thương dự định yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử (sàn TMĐT) lớn phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. Quy định này đang khiến các sàn TMĐT trong nước lo ngại bị hạn chế cơ hội kinh doanh vì chồng chéo các thủ tục hành chính, đánh mất lợi thế cạnh tranh so với các sàn TMĐT xuyên biên giới.
  • Để không “ôm cục nợ” thuế vì tiếp thị liên kết
    Câu chuyện nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết bất ngờ phát hiện ôm “cục nợ” thuế thu nhập cá nhân hàng tỷ đồng đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Thực trạng này cho thấy những thách thức và rủi ro mà các cá nhân trong lĩnh vực này có thể đối mặt.
  • Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
    Tập đoàn Alibaba đang tiến hành một cuộc cải tổ đặc biệt đối với nền tảng thương mại điện tử Taobao trước lễ hội mua sắm hàng năm lớn thứ hai tại Trung Quốc 618 (diễn ra vào ngày 16/8).
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
84% người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam vẫn lo lắng về chất lượng sản phẩm
POWERED BY ONECMS & INTECH