ACB đang có 5.500 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn
Tổng nợ xấu nhóm 3, 4, 5 của ACB đã tăng vọt gần 38% so với đầu năm, lên hơn 8.100 tỷ đồng.
Đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng đã hoàn tất công bố báo cáo tài chính quý II và kết quả kinh doanh cả năm 2024. Trong bối cảnh này, lợi nhuận không còn là điểm nhấn chính, mà sự chú ý đang dồn vào vấn đề nợ xấu.
Chất lượng nợ vay của các ngân hàng trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư đánh giá bức tranh tổng thể của ngành ngân hàng. Điều này không chỉ giúp định hình niềm tin vào dòng tiền của mình mà còn hỗ trợ trong việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư.
Ngân hàng Á Châu (ACB) dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trần Hùng Huy luôn nằm trong “tầm ngắm” của nhiều người khi có biến động đáng chú ý.
Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy |
>> Bí ẩn 3 pháp nhân liên quan Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy: Sở hữu khối cổ phiếu trị giá 4.200 tỷ
Mới đây, ACB công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 542.671 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm. Số dư nợ này chưa bao gồm hơn 7.500 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty TNHH Chứng khoán ACB.
Mặc dù dư nợ cho vay khách hàng đã gia tăng đáng kể, chất lượng nợ của ACB đã suy giảm rõ rệt. Tổng nợ xấu nhóm 3, 4, 5 đã tăng mạnh 37,9%, so với đầu năm, lên mức 8.121 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 1,21% lên 1,49%.
Trong cơ cấu nợ xấu, các nhóm nợ đều gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 36,9% lên mức 1.287 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 24,9% lên 1.309 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn đã tăng đột biến hơn 41%, lên trên 5.500 tỷ đồng.
Phân tích theo thời gian, cho vay ngắn hạn của ACB chiếm ưu thế với tỷ lệ đạt 68% trên tổng dư nợ.
Cơ cấu nợ của ACB |
>> Bất ngờ với khối tài sản nhiều nghìn tỷ của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy
Mặc dù chất lượng nợ vay suy giảm, tỷ lệ tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB chỉ hơn 14,4%, đạt mức 1.100 tỷ đồng. Việc trích lập dự phòng không cao này là một trong những nguyên nhân giúp lợi nhuận nửa đầu năm của ACB tăng trưởng.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy thu nhập lãi thuần đạt 13.833 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 10.491 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 8.374 tỷ đồng, tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh những năm gần đây của ACB |
Đóng góp vào sự gia tăng lợi nhuận so với cùng kỳ, ngoài việc ngân hàng duy trì mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không thay đổi nhiều, còn do ảnh hưởng của các tiêu chí kinh doanh khác. Đặc biệt, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm hơn 100 tỷ đồng, chỉ còn 660 tỷ đồng.
Trên thị trường, ACB là một trong những cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản ổn định. Hiện ACB đang giao dịch ở mức 23.600 đồng/cổ phiếu, vốn hóa đạt khoảng 105.400 tỷ đồng.
>> ACB: Chủ tịch Trần Hùng Huy và 5 cổ đông khác nắm giữ 12% vốn điều lệ
Bí ẩn 3 pháp nhân liên quan Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy: Sở hữu khối cổ phiếu trị giá 4.200 tỷ
Bất ngờ với khối tài sản nhiều nghìn tỷ của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy