Tài chính Ngân hàng

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Hồ Nga 18/09/2023 04:28

ACB bị sóng gió dồn dập đổ tới trong biến cố năm 2012, Chủ tịch trẻ tuổi Trần Hùng Huy tiếp nhận vị trí lãnh đạo cao nhất từ đó.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Ngân hàng TMCP Á Châu (mã chứng khoán ACB) vừa kỷ niệm 30 năm thành lập với màn nhảy hết sức ấn tượng của Chủ tịch trẻ tuổi Trần Hùng Huy. ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đã gặt hái khá nhiều thành tích.

Tuy vậy lịch sử ACB vẫn nhắc lại biến cố năm 2012 - biến cố rúng động ngành ngân hàng một thời.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Mộng Hùng

Ngân hàng Á Châu được thành lập tháng 4/1993, gắn liền với tên tuổi doanh nhân Trần Mộng Hùng, người để lại nhiều dấu ấn trên thị trường tài chính Việt Nam. Ông Trần Mộng Hùng là một trong những sáng lập viên của ACB, từng nhiều năm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của ACB đến 2008. Từ 2008, ông Trần Xuân Giá giữ vị trí Chủ tịch HĐQT; ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Ngay sau khi thành lập, giai đoạn 1993-1995 ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có như cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng.

Giai đoạn 1996-2000 ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1999 ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng. Năm 2002 chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi TCBS cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.

Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt lớn khi ACB đưa cổ phiêu lên niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, đa dạng hóa hoạt động, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Dưới thời ông Trần Mộng Hùng và Trần Xuân Giá, ACB ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng hàng năm, dù tỷ lệ tăng không hoàn toàn ấn tượng. Năm 2011 đánh dấu năm có tỷ lệ tăng trưởng lớn nhất về lợi nhuận, đạt trên 4.200 tỷ đồng.

Tăng trưởng lợi nhuận, ACB cũng không ngừng lớn mạnh về quy mô tổng tài sản và nợ phải trả cũng tăng theo. Nếu như năm 2007 tổng tài sản ACB dưới 86.000 tỷ đồng, thì năm 2008 vượt 105.000 tỷ đồng. Năm 2010 vượt 205.000 tỷ đồng. Năm 2011 vượt 281.000 tỷ đồng.

Cùng với tài sản gia tăng, nợ phải trả cũng tăng nhanh chóng, từ mức 79.100 tỷ đồng năm 2007 lên gấp đôi 157.700 tỷ đồng vào năm 2019, và lên đến 269.000 tỷ đồng vào năm 2011. Thậm chí năm 2010 tỷ lệ nợ phải trả chiếm 94% tổng tài sản và tỷ lệ này của năm 2011 xấp xỉ 96%.

Tuy vậy năm 2012 ACB chứng kiến sự sụt giảm cả về quy mô tài sản, nợ và cả lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế ACB đang ở mức 4.200 tỷ đồng năm 2011 xuống còn hơn 1.000 tỷ đồng năm 2012. Vì đâu?

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Đi qua sóng gió năm 2012

Tháng 8/2012 thị trường tài chính Việt Nam rúng động trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên - bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, bị bắt tạm giam để điều tra các sai phạm trong hoạt động kinh tế.

Không chỉ bầu Kiên, sóng gió ập đến ACB lúc đó còn dữ dội hơn, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB Trần Xuân Giá và một số nguyên Phó Chủ tịch lần lượt bị khởi tố.

Ông Nguyễn Đức Kiên, bầu Kiên, một trong những cổ đông sáng lập của ACB, có mặt trong Hội đồng quản trị ACB từ năm 1994. Ông Nguyễn Đức Kiên bị tố cáo với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Theo cáo trạng lúc đó, tại ACB, ông Nguyễn Đức Kiên đã vay hơn 2.400 tỷ đồng, sau đó dùng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng cổ phiếu đó thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại ACB…gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Bên cạnh đó ông Kiên còn ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định. Cụ thể, ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng 719 tỷ đồng vào Vietinbank ăn chênh lệch lãi suất – đây cũng là vụ án liên quan Huỳnh Thị Huyền Như chấn động ngành ngân hàng….

Vụ đại án bầu Kiên đã phải xử trong nhiều năm, nhiều sai phạm đã bị chỉ ra. Còn tại ACB, xáo trộn nhân sự, cựu lãnh đạo bị tạm giam điều tra chưa phải là sóng gió duy nhất.

Cùng thời điểm, một cơn sóng khác ập đến, không chỉ với ACB mà với các ngân hàng TMCP nói chung khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tất toán và chấm dứt việc huy động vàng từ khách hàng. Đây là yếu tố chính dẫn tới những biến động lớn trên BCTC năm 2012 của ACB.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy

Trước sóng gió, bầu Kiên rồi đến ông Trần Xuân Giá bị khởi tố, gia đình ông Trần Mộng Hùng tái xuất. Tuy vậy vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị lúc này là ông Trần Hùng Huy, vị thiếu gia trẻ tuổi, con trai ông Trần Mộng Hùng. Ông Trần Hùng Huy trước đó từ 2008 đã được bầu giữ vị trí thành viên HĐQT ACB. Ông Hùng có mặt trong danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Phát biểu tại báo cáo thường niên năm 2012, tân Chủ tịch Trần Hùng Huy nhìn nhận “năm 2012 có thêm những biến động riêng gây tác động không nhỏ đến hoạt động và cấu trúc nhân sự, đặc biệt là nhân sự điều hành cấp cao. Hệ quả còn phải được tiếp tục nhìn nhận và điều chỉnh, thiệt hại tài chính đã được xác định, thiết lập giới hạn”.

Thay đổi để tồn tại và phát triển” là thông điệp đầu tiên khi Chủ tịch Trần Hùng Huy lên nắm quyền truyền tải đi.

Năm 2012 tổng tài sản ACB giảm từ mức 269.000 tỷ đồng xuống còn gần 163.700 tỷ đồng, và còn giảm tiếp xuống mức 154.100 tỷ đồng vào năm 2013 rồi mới dần tăng lên những năm sau đó. Đến nay, sau 10 năm từ biến cố, tính đến cuối năm 2022 tổng tài sản ACB đạt 607.875 tỷ đồng, và đạt gần 630.900 tỷ đồng tính đến hết quý 2/2023. Con số tổng tài sản gia tăng đáng kể.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Sự quay lại của gia đình ông Trần Mộng Hùng cũng kéo theo đó là sự hiện diện lớn hơn của cổ đông chiến lược Standard Chartered. Cùng với đó, năm 2014 ACB cập nhật thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh, trong đó ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 49% vốn điều lệ.

Ngoài việc ổn định nhân sự, ACB lúc đó còn “lo” vấn đề vàng sau quyết định của Ngân hàng nhà nước. Từ mức lãi trăm tỷ của hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, thì năm 2012 hoạt động này mang về số lỗ 1.863 tỷ đồng. Các năm sau đó hoạt động kinh doanh vàng đã biến mất hoàn toàn vào năm 2015.

Báo cáo tài chính quý 1/2013 thể hiện rõ việc ACB cố gắng xử lý khoản vàng. Quý 1/2012 ACB còn có khoản “cho vay khách hàng” bằng vàng trị giá gần 11.500 tỷ đồng, cộng với “tài sản có khác” là hợp đồng mua vàng kỳ hạn ở nước ngoài trị giá hơn 38.300 tỷ đồng. Tổng cộng tài sản bằng vàng mà ACB có đếnn hết quý 1/2012 hơn 59.600 tỷ đồng.

Tuy vậy để thực hiện yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, ACB đã bán hết “tài sản có khác” là hợp đồng vàng tại nước ngoài để mua vàng trong nước nhằm xử lý, đây cũng là nguyên nhân khiến năm 2012 ACB lỗ hơn 1.800 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối.

BCTC năm 2013 ACB trích lập dự phòng rủi ro tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng khác đã lên đến 394 tỷ đồng (cùng kỳ hơn 15 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng mạnh từ 2,5% vào năm 2012 lên 3%, trong đó hơn 2.100 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn.

Phục hồi sau khó khăn, lợi nhuận của ACB dần tăng từ năm 2017, vượt trở lại mốc 2.100 tỷ đồng. Năm 2019 chinh phục mốc 6.000 tỷ đồng, Năm 2022 vừa qua ACB lãi đột biến gần 13.700 tỷ đồng. Còn 6 tháng đầu năm 2023 ACB lãi sau thuế 8.000 tỷ đồng.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

BCTC bán niên 2023 ghi nhận tổng tài sản ACB đạt 630.893 tỷ đồng, tăng 3,8% so với đầu năm, tuy vậy nợ phải trả cũng tăng 3,8% lên 568.025 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả chiếm 90% tổng tài sản.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Dư nợ cho vay khách hàng đạt 434.031 tỷ đồng, tăng 4,9% so với đầu năm, trong đó cho vay khách hàng cá nhân chiếm khoảng 65% tổng cho vay khách hàng; cho vay khách hàng khối công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn chiếm 34,4% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì mức 1,06%, trong đó nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn hơn 2.800 tỷ đồng.

Phân loại tiền tệ, trong tổng số 434.031 tỷ đồng cho vay khách hàng, vẫn còn 11.332 tỷ đồng cho vay bằng ngoại tệ và vàng, tăng hơn 2.200 tỷ đồng so với đầu năm.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

ACB cũng tiến hành tăng vốn thần tốc dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy. Trước đó ACB giữ nguyên mức vốn điều lệ 9.377 tỷ đồng từ năm 2010 đến 2016. Tuy vậy từ 2016 đến nay ngân hàng liên tục tăng vốn. Hiện tại trong nửa đầu năm 2023 ACB tiếp tục tăng vốn lên 38.841 tỷ đồng.

Trần Hùng Huy - và bí ẩn 3 pháp nhân có liên quan

Khác với nhiều vị lãnh đạo kín tiếng của nhiều ngân hàng, Chủ tịch Trần Hùng Huy của ACB không chỉ xuất hiện nổi trội qua các hoạt động bề nổi, mà trên thị trường chứng khoán ông cũng nổi danh trong TOP những người giàu.

Báo cáo ghi nhận tính đến 30/6/2023 ông Trần Hùng Huy đang sở hữu gần gần 133,1 triệu cổ phiếu ACB. Tạm tính theo thị giá hiện tại 22.650 đồng/cổ phiếu, ông Trần Hùng Huy đang có khoảng 3.000 tỷ đồng.

Ở gia đình ông Trần Mộng Hùng, ngoài Chủ tịch Trần Hùng Huy sở hữu hơn 133 triệu cổ phiếu, còn có bà Đặng Thuy Thủy, mẹ ông Trần Hùng Huy, sở hữu gần 46,4 triệu cổ phiếu, tương ứng khoảng 1.000 tỷ đồng. Bà Thu Thủy cũng đang có mặt trong danh sách thành viên HĐQT của ACB.

Ông Trần Mộng Hùng đã rút lui khỏi những vị trí lãnh đạo chủ chốt, thoái hết vốn, tuy vậy tại ACB ông hiện vẫn là Phó Chủ nhiệm UBQLRR.

ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Ngoài số cổ phiếu ACB sở hữu trực tiếp, những công ty liên quan ông Trần Hùng Huy cũng đang sở hữu khối cổ phiếu ACB. Trong đó CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen sở hữu hơn 69,82 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,8%); CTCP Đầu tư thương mại Vân Môn sở hữu 38,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,99%) và CTCP Đầu tư thương mại Bách Thanh sở hữu 48.6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,25%).

Tạm tính, hiện tại 3 pháp nhân này đang sở hữu khối cổ phiếu ACB lên tới 157 triệu đơn vị, tạm tính theo thị giá hiện tại khoảng 3.500 tỷ đồng.

Công ty Giang Sen thành lập tháng 11/2018. Và cũng mới gây sự chú ý khi tháng 3/2019 tăng vốn khủng từ 5 tỷ đồng lên gần 695 tỷ đồng, tương ứng gấp gần 139 lần.

Công ty Vân Môn cũng thành lập tháng 11/2018. Và tháng 3/2019 cũng tăng vốn khủng gấp 77 lần, từ mức 5 tỷ đồng lên trên 386 tỷ đồng.

Cả Hương Giang, Vân Môn và Bách Thanh xuất hiện từ tháng 2/2019 khi nhận chuyển nhượng tổng cộng hơn 51,7 triệu cổ phiếu ACB từ các thành viên gia đình ông Trần Mộng Hùng. Cụ thể, ông Trần Mộng Hùng chuyển hơn 22,99 triệu cổ phiếu cho Giang Sen; ông Trần Minh Hoàng chuyển hơn 16 triệu cổ phiếu cho Bách Thanh và bà Đặng Thị Thu Thảo chuyển hơn 12,7 triệu cổ phiếu cho Vân Môn.

Ngân hàng Á Châu (ACB) chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 39.000 tỷ đồng

Nói không với trái phiếu doanh nghiệp, ACB kinh doanh thế nào trong quý 2/2023?

ACB dự kiến phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu

ACB nói gì về vụ tài khoản khách hàng bốc hơi 165 triệu đồng?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/acb-duoi-thoi-chu-tich-tran-hung-huy-dang-ra-sao-sau-bien-co-rung-dong-nganh-ngan-hang-201163.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?
POWERED BY ONECMS & INTECH