An Phát Holdings (APH) muốn mua lại 7,3 triệu cổ phiếu ưu đãi, giá mua gấp 3 - 4 lần giá hiện hành

29-11-2022 11:57|Trần Trung

Nếu thành công mua lại toàn bộ số cổ phiếu ưu đãi trên, vốn điều lệ của An Phát Holdings (APH) sẽ giảm từ 2.512 tỷ đồng xuống 2.439 tỷ đồng.

HĐQT CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (Mã APH - HOSE) vừa thông báo về phương án phát hành cổ phiếu phổ thông để chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi của công ty phát hành năm 2018. Tờ trình sẽ được công bố trong cuộc họp ĐHCĐ bất thường ngày 29/11 tới.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ mua lại tối đa 7,31 triệu cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành với mục đích hoàn loại phần vốn góp của cổ phần ưu đãi cổ tức, hoàn lại và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo yêu cầu của cổ đông ưu đãi.

Giá mua lại dự kiến tối thiểu là 25.000 đồng/cổ phiếu (bằng giá phát hành ban đầu) và tối đa là 32.500 đồng/cổ phiếu. 

Nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối trên báo cáo tài chính đã kiểm toán tại ngày 31/12/2021 và báo cáo tài chính riêng đã được soát xét tại ngày 30/6/2022.

Thời gian thực hiện dự kiến vào tháng 2/2023.

Nếu công ty thành công mua lại toàn bộ số cổ phiếu ưu đãi trên, vốn điều lệ của công ty giảm từ 2.512 tỷ đồng xuống 2.439 tỷ đồng.

Trong trường hợp cổ đông ưu đãi lựa chọn thực hiện quyền chuyển đổi, công ty sẽ phát hành tối đa 11,03 triệu cổ phiếu với giá chuyển đổi là 16.571 đồng/cổ phiếu để chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phổ thông. Với phương án này, sau khi đợt phát hành hoàn tất, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng lên 2.622 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 12/2020, An Phát đã chuyển đổi 6,8/14,1 triệu cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ 1:1 qua đó tăng số lượng chứng khoán niêm yết khi đó từ 132,56 triệu cổ phiếu lên 139,36 triệu cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, sau khi lập đỉnh giá 58.6x đồng (giá sau điều chỉnh) hồi cuối tháng 5/2021, cổ phiếu APH đã liên tục điều chỉnh và rơi về mức 5.550 đồng trong phiên 15/11/2022 (mức thấp nhất sau hơn 2 năm niêm yết) - tương ứng giảm gần 95%.

Nếu so với mức giá tại thời điểm đầu năm, cỏ phiếu này cũng đã giảm hơn 81% giá trị.

2 tuần gần nhất, cổ phiếu này bất ngờ được kéo tăng trở lại với 7/9 phiên tăng mạnh trong đó có 4 phiên trần) và kết phiên sáng 29/11/2022 ở mức 7.760 đồng thị giá (có thời điểm tăng lên mức 8.480 đồng) - tương ứng tăng gần 40%.

Ở diễn biến liên quan, ông Phạm Đỗ Huy Cường, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc mới đây đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu với mục đích đầu tư tài chính. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 21/11 đến ngày 20/12.

Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của ông Cường sẽ tăng từ 0,05% lên 0,46% vốn điều lệ.

Về kết quả kinh doanh, quý 3/2022, công ty này ghi nhận doanh thu giảm mạnh so với quý 2 còn 3.821 tỷ đồng - mức thấp nhất kể từ quý 2/2021; lãi ròng đạt hơn 51 tỷ - tăng gần 40% YoY.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, An Phát Holdings ghi nhận tổng doanh thu đạt 13.346 tỷ - tăng 3.100 tỷ so với cùng thời điểm năm 2021 - tương đương 81% kế hoạch năm lợi nhuận sau thuế thu về 219 tỷ đồng - tăng gần 40 tỷ so với cùng kỳ năm 2021 song mới chỉ thực hiện được hơn 37% chỉ tiêu lãi ròng cả năm.

Đến cuối quý 3, công ty đang có hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Tổng tài sản ghi nhận mức 13.070 tỷ đồng trong đó có 1.500 tỷ đồng tiền mặt và tương đương cùng gần 2.560 tỷ hàng tồn kho. Nợ phải trả tăng lên mức 6.560 tỷ trong đó gần 4.820 tỷ đồng là vay nợ tài chính. Vay nợ lớn khiến công ty phải chịu tới 194 tỷ đồng chi phí lãi vay tính từ đầu năm 2022.



Khu công nghiệp xanh - Bí quyết gia tăng dòng vốn FDI vào bất động sản

Kinh doanh cải thiện, An Phát Holdings và các công ty thành viên đều báo lãi trong năm 2023

An Phát Holdings (APH) nhắm tới lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/an-phat-holdings-aph-muon-mua-lai-73-trieu-co-phieu-uu-dai-gia-mua-gap-3-4-lan-gia-hien-hanh-160262.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
An Phát Holdings (APH) muốn mua lại 7,3 triệu cổ phiếu ưu đãi, giá mua gấp 3 - 4 lần giá hiện hành
POWERED BY ONECMS & INTECH