Áp lực nợ xấu tăng cao
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại phần lớn ngân hàng đều ghi nhận sụt giảm.
Nợ xấu, rủi ro được đánh giá cao nhất với các ngân hàng tiếp tục hiện hữu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng (NPL) của toàn ngành đã tăng mạnh trong quý II đạt mức 2,04% (tăng 36% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, ảnh hưởng bởi sự gia tăng của nợ nhóm 2 trong quý trước (tăng 27% so với cùng kỳ) đã phản ánh lên tỷ lệ nợ xấu trong quý này.
Tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu chủ yếu đến từ khối NHTM lớn và NHTM khác, trong khi khối NHTM Nhà nước tăng trưởng nợ xấu không cao.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại phần lớn ngân hàng đều ghi nhận sụt giảm ngoại trừ Vietcombank cho thấy bộ đệm dự phòng của các ngân hàng đã không còn được như trước.
Áp lực nợ xấu của ngân hàng trong hai quý cuối năm vẫn sẽ tăng cao do bộ đệm dự phòng của ngân hàng đã mỏng đi trong quý này, đạt mức 102,8% và thị trường BĐS gặp khó về thanh khoản.
Nguồn: WiData. |
Tính đến cuối quý 2, dư nợ tín dụng của thị trường BĐS đạt 411.659 tỷ đồng (tăng trưởng hơn 23% so với cùng quý). Đây là mức dư nợ cao nhất trong 5 năm trở lại và tăng trưởng tín dụng tại lĩnh vực này cũng cao hơn so với các lĩnh vực khác.
Do đó, sự suy yếu của thị trường này sẽ gây ra áp lực lên chất lượng tài sản của các ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS cao.
Thanh tra NHNN chỉ ra nhiều tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng của Vietcombank Phú Yên
15/51 trái phiếu đáo hạn tháng 12/2024 có nguy cơ chậm trả gốc