Apple 'mua' sự ổn định bằng cách trả lương khủng cho nhân tài mà không yêu cầu đi làm
Với nguồn tài chính dồi dào, Apple không gặp khó khăn trong việc 'vung tiền' để giữ chân những nhân vật quan trọng.
Apple, tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới với vốn hóa ước tính đạt 3,39 nghìn tỷ USD, đang áp dụng một chiến thuật đặc biệt để giữ chân những lãnh đạo cao cấp. Dưới sự lãnh đạo của CEO Tim Cook, Apple đã trả mức lương hậu hĩnh cho các nhân vật chủ chốt mà không yêu cầu họ phải đảm nhận công việc quá nặng nề, nhằm duy trì sự ổn định cho công ty.
Thông tin từ một trang tin uy tín thế giới đã tiết lộ rằng Tim Cook đã thực hiện chiến thuật này từ năm 2011, ngay sau khi Steve Jobs qua đời. Lúc đó, Bob Mansfield, Phó chủ tịch phụ trách phần cứng, muốn rời Apple. Lo ngại việc mất đi một lãnh đạo quan trọng sẽ làm cổ đông hoang mang, Tim Cook đã đề nghị Mansfield ở lại với mức lương cao mà không cần tham gia nhiều vào các dự án lớn.
Không chỉ áp dụng với Mansfield, Tim Cook đã dùng chiến lược tương tự với Jony Ive vào năm 2015. Ive, nhà thiết kế huyền thoại của Apple, có ý định rời công ty nhưng đã được giữ chân thêm vài năm với mức lương hậu hĩnh và chỉ cần Jony Ive làm việc 1-2 ngày/tuần. Dù sau đó, Ive rời Apple vào năm 2019 để thành lập công ty riêng, Tim Cook vẫn đảm bảo sự hợp tác giữa hai bên, nhằm trấn an nhà đầu tư.
Phil Schiller, Giám đốc Tiếp thị toàn cầu của Apple, cũng được hưởng ưu đãi tương tự. Năm 2020, Schiller rời khỏi vị trí Phó Chủ tịch cấp cao nhưng vẫn tiếp tục nhận lương cao trong vai trò “Apple Fellow,” một chức danh danh dự tại công ty.
>> Lý do Facebook đổi màu logo
Chiến lược này tiếp tục được Tim Cook áp dụng với Giám đốc tài chính Luca Maestri, người dự kiến rời Apple vào năm 2025. Sau khi rời khỏi, Maestri vẫn sẽ đóng vai trò cố vấn với mức lương hấp dẫn, giúp Apple duy trì sự ổn định về tài chính.
Apple nổi tiếng với chính sách trả lương hậu hĩnh cho nhân tài nội bộ. Theo báo cáo năm 2022, tập đoàn này đã chi trung bình khoảng 322.000 USD (tương đương 7,49 tỷ đồng) cho hai kỹ sư cấp cao trong vai trò phát triển phần mềm. Ở mức thấp hơn, một nhà phân tích dữ liệu doanh nghiệp tại Apple cũng nhận mức lương lên tới 102.100 USD mỗi năm, tương đương khoảng 2,37 tỷ đồng.
Chính vì lý do này mà nhiều người đã chọn gắn bó lâu dài với Apple. Theo LinkedIn, ông Chris Espinosa, được xem là nhân viên kỳ cựu nhất còn làm việc tại công ty, đã cống hiến suốt 48 năm, từ khi mới 14 tuổi. Khi Apple chỉ là một công ty nhỏ hoạt động trong gara của Steve Jobs, Espinosa đã trở thành thành viên thứ 8, chịu trách nhiệm viết phần mềm máy tính cho hãng.
>> Phó Thủ tướng yêu cầu 5 Bộ gấp rút xem xét đề xuất chiến lược của Apple
Phó Thủ tướng yêu cầu 5 Bộ gấp rút xem xét đề xuất chiến lược của Apple
Thế giới Di động (MWG) được 'tiếp sức' nhờ quyết định mới của Apple