Bất động sản "hắt hơi", các ngân hàng Trung Quốc "sổ mũi"

12-07-2023 18:04|Linh Nhi

Theo Bloomberg, cuộc giải cứu bất động sản đang khiến các ngân hàng Trung Quốc phải trả giá.

Hồi tháng 5 rồi, Bloomberg Intelligence, chỉ số chứng khoán theo dõi cổ phiếu của các ngân hàng Trung Quốc đã giảm 14% so với mức cao nhất của năm nay, thổi bay 77 tỷ USD vốn hóa thị trường và khiến cổ phiếu của ngành này rơi về sát mức định giá thấp nhất từ ​​trước đến nay.

Vốn đã chịu áp lực từ chính sách nới lỏng tiền tệ và nhu cầu ảm đạm, các ngân hàng của Trung Quốc còn phải đối mặt với sự giám sát mới sau khi giới chức trách yêu cầu kéo dài việc giãn nợ cho các nhà phát triển bất động sản trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhà đất kéo dài dai dẳng.

Cảnh báo suy giảm kéo dài trong vài năm

Các ngân hàng ở Wall Street cảnh báo sự sụt giảm của thị trường bất động sản Trung Quốc được dự đoán sẽ kéo dài trong nhiều năm, có thể là lực cản đối với nền kinh tế này trong nhiều năm tới và thậm chí có thể ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực.

Ông Chetan Ahya, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, nhận định: "Nếu những thách thức trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc ngày càng sâu sắc và gây ra tâm lý e ngại rủi ro trong hệ thống tài chính, đồng thời ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, thì điều này sẽ gây ra suy thoái sâu hơn".

Một số nhà phân tích ở Phố Wall tỏ ra thận trọng với triển vọng của các ngân hàng Trung Quốc. Hôm 4/7, các nhà chiến lược ở Ngân hàng Goldman Sachs đưa ra báo cáo đánh giá tiêu cực đối với ngành ngân hàng Trung Quốc.

Báo cáo lập luận, việc các ngân hàng Trung Quốc đối mặt với cơn suy thoái bất động sản kéo dài và rủi ro khoản nợ khổng lồ ở các chính quyền địa phương sẽ dẫn đến nợ xấu tăng lên và tỷ suất lợi nhuận bị thu hẹp, do đó, đe dọa khả năng chi trả cổ tức.

Bất động sản

Cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc bị bán bán tháo sau khi báo cáo được công bố. Tuần trước, báo cáo vấp phải sự phản bác hiếm hoi từ một tờ báo nhà nước Trung Quốc.

Hôm 10/7 vừa qua, báo cáo tiếp tục bị một ngân hàng lớn và một quỹ phòng hộ lớn ở Trung Quốc chỉ trích.

Ngân hàng Thương nhân Trung Quốc (CMB) cho rằng, các đánh giá của Goldman Sachs khiến một số nhà đầu tư ngộ nhận và lo lắng về chất lượng tài sản của ngân hàng này. Giá cổ phiếu của CMB ở Hồng Kông đã mất 12% giá trị sau khi Goldman Sachs cắt giảm dự báo giá mục tiêu của cổ phiếu ngân hàng này lần thứ hai trong vòng 3 tháng.

Chỉ số theo cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc của Bloomberg Intelligence đang giao dịch ở mức 0,27 lần giá trị sổ sách, sát với mức thấp kỷ lục hồi cuối tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó, một chỉ số theo dõi cổ phiếu các ngân hàng trên toàn cầu đang giao dịch ở mức đó 0,9 lần giá trị sổ sách.

Ngân hàng Trung Quốc "bơm” tiền giải cứu bất động sản

Hôm 10/7, các cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng nới lỏng các điều khoản đối với các công ty bất động sản bằng cách khuyến khích đàm phán để gia hạn nợ. Động thái nhằm đảm bảo nhằm bảo đảm cam kết giao nhà ở các dự án đang triển khai. Một số khoản nợ chưa thanh toán, gồm các khoản vay ủy thác đáo hạn vào cuối năm 2024 sẽ được gia hạn trả nợ thêm một năm.

Theo ước tính của các nhà phân tích của China International Capital Corp., tính đến cuối năm ngoái, tổng cho vay ở lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng Trung Quốc lên đến khoảng 20 nghìn tỷ nhân dân tệ (2.800 tỷ USD). Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của chiếm khoảng khoảng 4%.

Bất động sản

Lĩnh vực ngân hàng còn đối mặt với rủi ro từ khối nợ 9 nghìn USD ở các công ty tài chính (LGFV) của các chính quyền địa phương của Trung Quốc khi đà phục hồi kinh tế trì trệ.

Một số hàng hàng lớn nhất nhà nước Trung Quốc đang cung cấp các khoản vay cho các LGFV với kỳ hạn cực dài lên đến 25 năm và tạm thời cho phép hoãn trả lãi và nợ gốc để ngăn chặn rủi ro thắt chặt tín dụng đối với các công ty này.

Các chính quyền địa phương có khoản nợ 34 nghìn tỷ nhân dân tệ ở các ngân hàng Trung Quốc mà Goldman Sachs theo dõi.

Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc bị siết chặt khi ngân hàng bị chính quyền thúc giục cung cấp các khoản vay giá rẻ cho doanh nghiệp nhỏ và người mua nhà để giúp thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn từ doanh nghiệp và hộ gia đình đã yếu đi khi bong bóng bất động sản xì hơi và các công ty thu hẹp quy mô đầu tư.

“Do các nhà phát triển bất động sản khó cải thiện tính thanh khoản nên các ngân hàng đối mặt rủi ro cao là hầu hết các khoản cho vay của ngành này có thể trở thành nợ xấu”, Shen Meng, một lãnh đạo của ngân hàng đầu tư Chanson & Co, có trụ sở tại Bắc Kinh nói.

Huy động hơn 11.300 tỷ đồng cùng hàng loạt công nghệ cao xây siêu đập thủy điện đẳng cấp thế giới, 6 năm đã hoàn thành nhờ Trung Quốc thi công

Công ty mẹ TikTok ra mắt bot thu thập dữ liệu có tốc độ nhanh gấp 25 lần OpenAI

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bat-dong-san-hat-hoi-cac-ngan-hang-trung-quoc-so-mui-191885.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Bất động sản "hắt hơi", các ngân hàng Trung Quốc "sổ mũi"
POWERED BY ONECMS & INTECH