Bầu cử Mỹ tác động các điểm nóng thế giới
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Trường Ðại học Luật TPHCM, nhận định, nếu bà Kamala Harris trở thành tổng thống, Mỹ vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt và phối hợp với các đồng minh, tiếp tục thúc đẩy những sáng kiến như Bộ tứ kim cương (Quad), AUKUS…, duy trì xung đột Nga-Ukraine, nhưng nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng sẽ rất khác.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris. Ảnh: AP |
Hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris bước vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 sau nhiều trục trặc, với những cương lĩnh và tính cách hoàn toàn khác nhau. Kết quả cuộc bầu cử sẽ quyết định con đường của nước Mỹ trong những năm tới, đồng thời tác động lớn đến nhiều vấn đề quan trọng của thế giới.
Khác biệt trong xử lý quan hệ đối ngoại
Quan sát về chiến dịch chạy đua bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, ông có nhận xét như thế nào?
ThS Hoàng Việt: Bầu cử tổng thống Mỹ là sự kiện chính trị lớn nhất của nước Mỹ, nhưng không chỉ của Mỹ mà của cả thế giới. Nước Mỹ là siêu cường, nên sự kiện sắp tới, ngày 5/11 (ngày 6/11 giờ Việt Nam), sẽ tác động rất nhiều đến thế giới.
Cuộc bầu cử năm nay chúng ta thấy nổi lên một số vấn đề. Ông Trump đã mấy lần bị ám sát mà vẫn an toàn. Ông vẫn trở thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà, bất chấp vụ bạo loạn trong toà nhà Quốc hội Mỹ năm 2020.
Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ ban đầu là Tổng thống Joe Biden, nhưng đến tận tháng 7 mới chính thức rút lui, khi đó bà Harris mới bước vào đường đua. Bà Harris là người bắt đầu tranh cử muộn nhất trong lịch sử bầu cử của Mỹ. Các cuộc thăm dò đến thời điểm này cho thấy 2 ứng viên đang bám đuổi sít sao, không ai vượt quá nhiều so với người kia. Vì thế không thể dự báo ai chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Sự đối lập về quan điểm và chính sách giữa bà Harris và ông Trump cho thấy rõ ràng Mỹ đang ở trong tình trạng chia rẽ gay gắt. Điều này thể hiện rất rõ trong quá trình vận động của 2 ứng viên, cương lĩnh tranh cử của họ và lập luận của các bên. Đảng Cộng hòa cáo buộc đảng Dân chủ chuyện này chuyện kia và ngược lại. Đó là những điều xưa nay chưa từng thấy. GS Allan Lichtman, người được coi là nhà tiên tri về bầu cử nước Mỹ, gần đây nói rằng, chưa bao giờ ông thấy sự thù hận, căm ghét và chia rẽ của nước Mỹ như bây giờ. Đó là vấn đề đáng chú ý.
Như ông vừa nói, cuộc bầu cử lần này không chỉ có ý nghĩa với Mỹ mà sẽ tác động toàn thế giới. Vậy ông đánh giá như thế nào về tác động của kết quả bầu cử đối với các vấn đề nóng của thế giới hiện nay, như xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung…?
Trong trường hợp bà Harris đắc cử, tôi cho rằng về cơ bản, chính sách đối ngoại và đối nội của chính quyền mới sẽ tương tự như thời Tổng thống Joe Biden. Về đối nội có thể hơi khác, nhưng đối ngoại cơ bản sẽ là sự nối dài của chính quyền hiện nay. Mỹ vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt và phối hợp với các đồng minh, tiếp tục thúc đẩy những sáng kiến như Quad, AUKUS… Với Ukraine, tôi cho rằng bà Harris sẽ tiếp tục chính sách hiện nay để duy trì cuộc xung đột, dù có thể hạn chế hơn.
Nhưng nếu ông Donald trở lại Nhà Trắng sẽ rất khác, dựa trên những tuyên bố mà ông đã đưa ra. Với chủ trương “Nước Mỹ trên hết”, ông ấy sẽ không muốn chi thêm tiền cho cuộc xung đột. Ông phản đối việc Mỹ đã chi quá nhiều tiền cho Ukraine và từng tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề này trong vòng 24 giờ. Ông ấy có thể sẽ ép Ukraine ngồi vào bàn đàm phán để đi đến hòa bình, nếu không sẽ cắt viện trợ. Trong trường hợp đó, Ukraine có thể sẽ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.
Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Trường Ðại học Luật TPHCM |
Với chiến tranh Trung Đông, bà Harris vẫn thể hiện sự mập mờ. Bà nói là bà ủng hộ quyền tự vệ của Israel sau khi nước này này bị Hamas tấn công vào ngày 7/10/2023.
Mặt khác, bà lại nhấn mạnh rằng không được để thảm cảnh nhân đạo xảy ra, nhưng bà ấy cũng không cho biết sẽ làm như thế nào. Tình hình Trung Đông có lẽ vẫn tiếp tục như thế này. Chiến sự ngày càng leo thang và thảm cảnh nhân đạo ngày càng lớn.
Mới đây nhất, Quốc hội Israel thông qua luật không cho phép các tổ chức của Liên Hợp Quốc hoạt động để cứu trợ nạn nhân người Palestine.
Nếu ông Trump chiến thắng, ông ấy chắc chắn sẽ ủng hộ Israel mạnh hơn. Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, dù chưa tổng thống Mỹ nào dám làm điều đó.
Cần nhớ thêm rằng ông Jared Kushner, con rể ông Trump, là người gốc Do Thái. Phu quân của bà Harris cũng là người Do Thái. Những câu chuyện đó có thể có tác động đến quyết định của họ đối với vấn đề Trung Đông.
Về quan hệ với Trung Quốc, có lẽ đây là điểm chung hiếm hoi giữa bà Harris và ông Trump, vì họ đều coi Trung Quốc là đối thủ, là mối đe dọa của nước Mỹ. Tuy nhiên, cách làm của họ sẽ khác nhau. Bà Harris có thể sẽ tiếp tục phương pháp của Tổng thống Biden là sử dụng nhiều đối tác và đồng minh của mình.
Ông Trump vẫn là người khó đoán. Ông tuyên bố rằng nếu trở thành tổng thống, việc đầu tiên ông sẽ làm là nâng thuế hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, thậm chí lên đến 60%, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia kinh tế rằng điều này sẽ gây đảo lộn, không chỉ gây thiệt hại với Trung Quốc mà cả với Mỹ, nhưng có vẻ ông Trump sẽ làm như vậy. Cần nhớ rằng ông ấy chính là người khởi đầu cuộc chiến tranh thương mại chống lại Trung Quốc năm 2018.
Ông Trump sẽ là đối thủ đáng ngại hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốc cũng rất giỏi. Họ biết cách đối phó, như bằng cách ký hợp đồng với Trump Organization hoặc những người thân của ông ấy để mang lại các lợi ích cho họ, để ông Trump nhẹ tay hơn.
Khác biệt trong xử lý quan hệ đối ngoại
Quan sát về chiến dịch chạy đua bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, ông có nhận xét như thế nào?
ThS Hoàng Việt: Bầu cử tổng thống Mỹ là sự kiện chính trị lớn nhất của nước Mỹ, nhưng không chỉ của Mỹ mà của cả thế giới. Nước Mỹ là siêu cường, nên sự kiện sắp tới, ngày 5/11 (ngày 6/11 giờ Việt Nam), sẽ tác động rất nhiều đến thế giới.
Cuộc bầu cử năm nay chúng ta thấy nổi lên một số vấn đề. Ông Trump đã mấy lần bị ám sát mà vẫn an toàn. Ông vẫn trở thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà, bất chấp vụ bạo loạn trong toà nhà Quốc hội Mỹ năm 2020.
Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ ban đầu là Tổng thống Joe Biden, nhưng đến tận tháng 7 mới chính thức rút lui, khi đó bà Harris mới bước vào đường đua. Bà Harris là người bắt đầu tranh cử muộn nhất trong lịch sử bầu cử của Mỹ. Các cuộc thăm dò đến thời điểm này cho thấy 2 ứng viên đang bám đuổi sít sao, không ai vượt quá nhiều so với người kia. Vì thế không thể dự báo ai chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Sự đối lập về quan điểm và chính sách giữa bà Harris và ông Trump cho thấy rõ ràng Mỹ đang ở trong tình trạng chia rẽ gay gắt. Điều này thể hiện rất rõ trong quá trình vận động của 2 ứng viên, cương lĩnh tranh cử của họ và lập luận của các bên. Đảng Cộng hòa cáo buộc đảng Dân chủ chuyện này chuyện kia và ngược lại. Đó là những điều xưa nay chưa từng thấy. GS Allan Lichtman, người được coi là nhà tiên tri về bầu cử nước Mỹ, gần đây nói rằng, chưa bao giờ ông thấy sự thù hận, căm ghét và chia rẽ của nước Mỹ như bây giờ. Đó là vấn đề đáng chú ý.
Như ông vừa nói, cuộc bầu cử lần này không chỉ có ý nghĩa với Mỹ mà sẽ tác động toàn thế giới. Vậy ông đánh giá như thế nào về tác động của kết quả bầu cử đối với các vấn đề nóng của thế giới hiện nay, như xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung…?
Trong trường hợp bà Harris đắc cử, tôi cho rằng về cơ bản, chính sách đối ngoại và đối nội của chính quyền mới sẽ tương tự như thời Tổng thống Joe Biden. Về đối nội có thể hơi khác, nhưng đối ngoại cơ bản sẽ là sự nối dài của chính quyền hiện nay. Mỹ vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt và phối hợp với các đồng minh, tiếp tục thúc đẩy những sáng kiến như Quad, AUKUS… Với Ukraine, tôi cho rằng bà Harris sẽ tiếp tục chính sách hiện nay để duy trì cuộc xung đột, dù có thể hạn chế hơn.
Nhưng nếu ông Donald trở lại Nhà Trắng sẽ rất khác, dựa trên những tuyên bố mà ông đã đưa ra. Với chủ trương “Nước Mỹ trên hết”, ông ấy sẽ không muốn chi thêm tiền cho cuộc xung đột. Ông phản đối việc Mỹ đã chi quá nhiều tiền cho Ukraine và từng tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề này trong vòng 24 giờ. Ông ấy có thể sẽ ép Ukraine ngồi vào bàn đàm phán để đi đến hòa bình, nếu không sẽ cắt viện trợ. Trong trường hợp đó, Ukraine có thể sẽ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.
Với chiến tranh Trung Đông, bà Harris vẫn thể hiện sự mập mờ. Bà nói là bà ủng hộ quyền tự vệ của Israel sau khi nước này này bị Hamas tấn công vào ngày 7/10/2023. Mặt khác, bà lại nhấn mạnh rằng không được để thảm cảnh nhân đạo xảy ra, nhưng bà ấy cũng không cho biết sẽ làm như thế nào. Tình hình Trung Đông có lẽ vẫn tiếp tục như thế này. Chiến sự ngày càng leo thang và thảm cảnh nhân đạo ngày càng lớn. Mới đây nhất, Quốc hội Israel thông qua luật không cho phép các tổ chức của Liên Hợp Quốc hoạt động để cứu trợ nạn nhân người Palestine.
Nếu ông Trump chiến thắng, ông ấy chắc chắn sẽ ủng hộ Israel mạnh hơn. Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, dù chưa tổng thống Mỹ nào dám làm điều đó. Cần nhớ thêm rằng ông Jared Kushner, con rể ông Trump, là người gốc Do Thái. Phu quân của bà Harris cũng là người Do Thái. Những câu chuyện đó có thể có tác động đến quyết định của họ đối với vấn đề Trung Đông.
Về quan hệ với Trung Quốc, có lẽ đây là điểm chung hiếm hoi giữa bà Harris và ông Trump, vì họ đều coi Trung Quốc là đối thủ, là mối đe dọa của nước Mỹ. Tuy nhiên, cách làm của họ sẽ khác nhau. Bà Harris có thể sẽ tiếp tục phương pháp của Tổng thống Biden là sử dụng nhiều đối tác và đồng minh của mình. Ông Trump vẫn là người khó đoán. Ông tuyên bố rằng nếu trở thành tổng thống, việc đầu tiên ông sẽ làm là nâng thuế hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, thậm chí lên đến 60%, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia kinh tế rằng điều này sẽ gây đảo lộn, không chỉ gây thiệt hại với Trung Quốc mà cả với Mỹ, nhưng có vẻ ông Trump sẽ làm như vậy. Cần nhớ rằng ông ấy chính là người khởi đầu cuộc chiến tranh thương mại chống lại Trung Quốc năm 2018.
Ông Trump sẽ là đối thủ đáng ngại hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốc cũng rất giỏi. Họ biết cách đối phó, như bằng cách ký hợp đồng với Trump Organization hoặc những người thân của ông ấy để mang lại các lợi ích cho họ, để ông Trump nhẹ tay hơn.
Cơ hội ngang nhau
Theo ông, nếu ông Trump thắng, chính quyền Trump 2.0 sẽ có những điểm gì khác so với nhiệm kỳ trước đây?
Chắc chắn sẽ khác. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã sa thải rất nhiều người và chọn những người trung thành với ông ấy. Trong nhiệm kỳ 2, ông ấy có thể còn làm mạnh hơn thế. Cách đây 1-2 tháng, Quỹ Di sản thân phe bảo thủ đưa ra Dự án 2025 dài 900 trang, trong đó nói rằng ông Trump sẽ sa thải tất cả những người trong bộ máy chính quyền và sẽ chọn người dựa trên tiêu chí đầu tiên là trung thành, sau đó mới đến những yếu tố khác.
Chính quyền Trump 2.0 có thể có nhiều khác biệt, từ đó đưa Mỹ đi theo một hướng rất khác. Mỹ lâu nay vẫn cho rằng họ có một nền dân chủ ưu việt nhất trên thế giới. Nhưng ông Trump bất chấp tất cả những điều đó, cho thấy rằng có thể ông ấy sẽ làm như nhiều quốc gia xưa nay bị Mỹ coi là không dân chủ. Gần đây, cựu tham mưu trưởng John Kelly, tướng thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu, kể với báo New York Timesrằng khi còn đương nhiệm, ông Trump từng khen Adolf Hitler đã “làm được một số điều tốt”, khi những sĩ quan dưới quyền sẵn sàng nghe lệnh và lao vào chỗ chết mà không cần suy nghĩ.
Còn nếu bà Harris thắng, tình hình cơ bản sẽ như bây giờ.
Ông Trump: Nếu Chúa là người kiểm phiếu, tôi sẽ thắng áp đảo
Ứng viên đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, hôm 31/11 nói ngụ ý rằng, sự can thiệp của thần linh trong cuộc bầu cử tuần tới sẽ khẳng định ông là người chiến thắng chính đáng ngay cả ở những thành trì của đảng Dân chủ như California. Ở một mức độ nào đó, phát biểu của Trump cho thấy những tuyên bố sai lệch của ông về gian lận bầu cử đã vượt qua giới hạn của sự phi lý, CNN nhận định ngày 1/11.
Ông Trump đã thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người Mỹ bằng cách khẳng định rằng, ông đã bị tước quyền lực một cách không công bằng cách đây bốn năm. Những tuyên bố về gian lận bầu cử mà ông liên tiếp đưa ra vào năm 2020 nhằm xoa dịu nỗi đau thất bại trước đối thủ Joe Biden hiện leo thang mạnh mẽ trong năm nay, CNN đưa tin.
Thái An
Các cuộc thăm dò cho thấy hai ứng viên đang bám đuổi sít sao, nhưng ông đánh giá ứng viên nào có cơ hội lớn hơn?
GS Allan Lichtman là người dự đoán đúng 9 trong 10 cuộc bầu cử Mỹ dựa trên mô hình tính toán của ông ấy. Trong một cuộc trả lời báo chí, GS Lichtman nói rằng bà Harris sẽ thắng, và đến gần đây ông ấy vẫn giữ nguyên nhận định như vậy. Nhưng bên cạnh đó, nhiều đơn vị thăm dò lớn như Bloomberg hay Fivethirtyeight đều cho thấy ông Trump đang có lợi thế lớn hơn.
Bầu cử Mỹ rất rắc rối và không giống nước nào trên thế giới. Hầu hết các nước trên thế giới đều dựa trên nguyên tắc ai nhận được nhiều phiếu nhất sẽ thắng, gọi là phiếu phổ thông. Nhưng ở Mỹ, nếu thắng về phiếu phổ thông mà thua về phiếu đại cử tri thì vẫn thất bại. Trong lịch sử nước Mỹ đã có chuyện như vậy. Năm 2000, ông George W. Bush thua ông Al Gore hơn 1 triệu phiếu phổ thông, nhưng lại thắng phiếu đại cử tri và trở thành tổng thống. Năm 2016 cũng vậy, ông Trump dù thua phiếu phổ thông so với đối thủ Hillary Clinton nhưng lại thắng phiếu đại cử tri và trở thành tổng thống.
Những chuyện hy hữu như vậy khiến mọi người hiện nay chỉ chú ý đến 7 bang chiến trường, trong đó 3 bang thuộc Bức tường Xanh (Blue Wall), còn lại 4 bang gọi là Vành đai Mặt trời (Sun Belt). Các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump đang chiếm lợi thế ở 7 bang chiến trường, nhưng cách biệt chưa đến 1 điểm phần trăm so với bà Harris. Điều này cho thấy khả năng thắng của ông ấy không chắc chắn, và kết quả khảo sát cũng thay đổi liên tục.
Đến nay đã có khoảng 50 triệu phiếu bầu cử sớm nhưng chưa nói lên điều gì, vì những phiếu bầu sớm, đặc biệt phiếu bầu qua mail, đều không ai được mở ra trước mà phải đợi đến đúng ngày 5/11.
Cảm ơn ông.
>> Ông Trump bị chê tục tĩu và lạc đề, bà Harris khen nền dân chủ hoạt động tốt