Điểm đến

Bí ẩn bãi đá cổ được ví như "thư viện của trời" và lời nguyền ngàn năm chưa có lời giải ở một tỉnh miền núi phía Bắc

Quỳnh Như 14/11/2023 - 10:13

Những câu chuyện huyền bí về lời nguyền được khắc trên bãi đá cổ ở Sa Pa thu hút du khách khi khám phá vùng đất nguyên sơ này.

Nhờ vào khí hậu ôn hòa quanh năm, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, Sa Pa (Lào Cai) là một điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Ở độ cao 1.650m so với mực nước biển, Sa Pa quyến rũ và mê hoặc lòng người bởi một ngày có 4 mùa, những thửa ruộng bậc thang ngập chìm trong mây, ẩn hiện dưới chân đỉnh Fansipan hùng vĩ. Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa đầy bí ẩn, trong đó phải kể đến bãi đá cổ nằm giữa những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn của người dân tộc Dao, Mông.

Lời nguyền bí ẩn từ những phiến đá

Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1925, nằm ngổn ngang bên dòng suối Hoa. Trên những phiến đá chạm khắc hoa văn trang trí, hình người, ruộng bậc thang, nhà sàn hay cả dấu vết của chữ viết. Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, các hình chạm khắc đều rất khúc triết, rõ ràng về thời kỳ nguyên sơ, khi con người còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

Empty

Những nét chạm khắc trên phiến đá còn rất đơn giản, nhưng để giải mã được điều đó vẫn đang là thách thức đối với những nhà nghiên cứu. Người ta cho rằng mỗi phiến đá đều lưu giữ một câu chuyện về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của người cổ xưa.

Từ khi được phát hiện đến nay, gần 100 năm trôi qua, bãi đá cổ thu hút các nhà khoa học trong nước và quốc tế tìm đến để giải mã thông điệp bí ẩn. Tuy nhiên, đến nay chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Empty

Còn đối với những người dân bản địa, quần thể bãi đá cổ Sa Pa là "thư viện trời", là quyển sách lớn nhất của cổ nhân để lại. Từ thời tổ tiên cha ông vẫn truyền lại những câu chuyện mang tính thần thoại về lời nguyền được khắc trên bãi đá như tục phải tế thần núi rừng vào các dịp lễ... Nếu trái với lời nguyền, con cháu sẽ bị trừng phạt.

Không biết thực hư thế nào, nhưng người dân ở đây chỉ biết kể lại câu chuyện ấy cho con cháu đời sau, còn những hình khắc và lời nguyền thì cả bản không thể lý giải.

Cách di chuyển tới bãi đá cổ Sa Pa

Bãi đá cổ Sa Pa nằm trải dài trên thung lũng Mường Hoa thuộc các xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, quanh suối Mường Hoa (suối Hoa), cách thị xã Sa Pa chừng 7km về phía Đông Nam. Khu di tích với các khối đá khắc hoa văn và ký tự cổ này trải rộng khoảng 8km2.

Empty
Bãi đá cổ Sa Pa nằm trải dài trên thung lũng Mường Hoa.

Để đến được bãi đá cổ, từ trung tâm thị trấn, du khách đi theo hướng Tả Van, men theo con đèo uốn lượn bám theo triền núi, sườn đồi, đôi chỗ sẽ gặp phải đoạn đường gập ghềnh khó đi, đòi hỏi phải nắm chắc tay lái.

Đến di tích bãi đá cổ Sa Pa, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những khối đá to nhỏ nằm rải rác khắp nơi. Những phiến đá nhỏ nằm ẩn nấp dưới những bãi cỏ xanh rì, xen kẽ giữa những hòn đá to bề mặt nhẵn thín. Ước tính có gần 200 khối đá mang nhiều hình thù, với những bản điêu khắc gây tò mò.

Năm 1994, bãi đá cổ Sa Pa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, các hình chạm khắc trên bãi đá cổ Sa Pa có thể quy về các nhóm chính: hình nam nữ giao phối, hình tròn cấu trúc thời kỳ văn hóa Hoa Lộc, các đường vạch của quẻ Kinh Dịch... tất cả những hình khắc ấy đều rất khúc triết, rõ ràng thể hiện ở thời kỳ nguyên sơ khi con người còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

Empty

Trên từng tảng đá là những câu chuyện về đời sống của người cổ xưa. Những hoa văn độc đáo, lạ mắt được khắc trên các phiến đá có thể là ruộng bậc thang, hình người, nhà sàn, con đường hay chữ viết... chằng chịt, không rõ điểm đầu, điểm cuối. Người dân và khách du lịch được khuyến cáo không khắc chữ, viết tên, vứt rác bừa bãi trong quá trình tham quan để bảo tồn di sản quý báu này.

Sự hấp dẫn của bãi đá cổ Sa Pa không chỉ có giá trị lịch sử hay những truyền thuyết lưu lại lâu đời mà còn là cung đường ngoằn ngoèo vắt ngang qua núi trải dài đẹp như một bức tranh nghệ thuật. Ở miền sơn cước này, bà con có thói quen bám vào những dòng suối như thế để sinh sống bao đời. Ở đâu có suối là ở đó có sự sống, cảnh vật hồi sinh, con người phát triển. Chính vì thế, men theo dòng suối Mường Hoa ẩn nấp rất nhiều khối đá lưu lại dấu vết của con người thửa sơ khai nơi đây.

Empty

Đi sâu xuống bản làng, du khách sẽ thấy một khung cảnh vô cùng yên bình nơi những thiếu nữ thong thả ngồi thêu áo váy bên vệ đường, tụi trẻ nô nức vui đùa chạy quanh những phiến đá lớn bên cạnh những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh xinh được làn mây trắng bao phủ. Cuộc sống bao đời nay vẫn thanh bình như thế và họ kể cho con cháu mình nghe những câu chuyện cổ tích của xứ mình.

Di tích bãi đá cổ nằm ngoài trời, không có mái che, du khách nên tránh đi trời mưa hoặc buổi trưa nắng gắt. Tham quan bãi đá cổ không mất phí. Ngoài ra, ngay cạnh di tích bãi đá cổ Sa Pa có quán cà phê được nhiều bạn trẻ lui tới check-in với những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín.

Chiêm ngưỡng thác nước bí ẩn dài 4.000m với 15 tầng lớn, được ví như tiên cảnh giữa núi rừng Đông Bắc

Bãi đá cổ triệu năm tuổi phát lộ khi xây dựng đập thủy điện ở một tỉnh miền Trung: Tổng diện tích lên đến hàng chục ha, có kết cấu địa chất đặc biệt

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bi-an-bai-da-co-duoc-vi-nhu-thu-vien-cua-troi-va-loi-nguyen-ngan-nam-chua-co-loi-giai-o-mot-tinh-mien-nui-phia-bac-d111397.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bí ẩn bãi đá cổ được ví như "thư viện của trời" và lời nguyền ngàn năm chưa có lời giải ở một tỉnh miền núi phía Bắc
    POWERED BY ONECMS & INTECH