Bí mật phía sau sự giàu có của nước chủ nhà World Cup 2022

24-11-2022 17:36|Thảo Đan

QatarEnergy là "ông trùm" đứng sau sự giàu có của Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022. Doanh thu từ dầu khí của nước này đã tăng vọt trong năm nay.

Chi 300 tỷ USD cho World Cup - Tham vọng thay đổi nền kinh tế

Theo Financial Times, ông Saad al-Kaabi, Bộ trưởng Năng lượng Qatar, kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đã đi khắp thế giới trong vài tuần qua, từ Namibia đến Guyana, Suriname, Mỹ, Ai Cập.

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã đẩy nhu cầu LNG (khí đốt tự nhiên hóa lỏng) của Qatar tăng vọt. Điều này mang về nguồn doanh thu khồng lồ cho đất nước và củng cố vị thế của công ty quốc doanh QatarEnergy trên thị trường năng lượng thế giới.

Trong nửa đầu năm nay, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Qatar đã tăng 2/3 lên 32 tỷ USD.

FIFA World Cup 2022 đang diễn ra tại Qatar chính là kỳ World Cup với số tiền đầu tư lớn nhất trong lịch sử. Điều này sẽ khó có thể thực hiện nếu như nước chủ nhà không có được nguồn thu khổng lồ từ khí đốt với một tập đoàn năng lượng dẫn đầu thị trường.

Qatar đã chi 300 tỷ USD trong vòng 12 năm sau khi giành quyền đăng cai World Cup. Hàng trăm tỷ USD được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có 7 sân vận động, hàng nghìn phòng khách sạn và hệ thống tàu điện ngầm mới nhằm phục vụ 1,5 triệu du khách đến xem World Cup 2022.

Nước chủ nhà Qatar cũng đang rất chờ đợi vào những cơ hội kinh tế khi được đăng cai World Cup đầu tiên ở Trung Đông, trước hết sẽ là hàng triệu người hâm mộ toàn cầu tới đây thưởng thức các trận đấu.

Giới chức Qatar cho biết World Cup 2022 sẽ là kinh nghiệm nhằm thúc đẩy nước này trở thành trung tâm du lịch tại Trung Đông. Đồng thời Qatar đang sửa đổi các quy định nhằm tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán nước này cũng đã tăng vọt trong những tháng gần đây, cho thấy sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư từ các cơ hội hiện nay.

"World Cup 2022 rất phù hợp với những kế hoạch phát triển của chúng tôi, bởi nó tạo ra sự chú ý từ thế giới, và cho thấy rằng Qatar đã sẵn sàng tiến sang giai đoạn mới với một nền kinh tế tri thức, chuyển dịch khỏi năng lượng hóa thạch, hấp dẫn với du khách cũng như thương mại và nguồn vốn quốc tế", ông Nasser Al Khater, Giám đốc điều hành Ủy ban tổ chức World Cup 2022 của Qatar, cho biết.

"Gã khổng lồ" dầu khí QatarEnergy

Phần lớn trong số đó được chi trả bằng doanh thu từ xuất khẩu LNG của QatarEnergy.

QatarEnergy đã xây dựng một danh mục thăm dò lớn trong thập kỷ qua, bao gồm góp cổ phần trong các dự án ở Brazil, Canada, Vịnh Mexico, Guyana, Suriname, Namibia, Ai Cập, Angola và Nam Phi.

Công ty đặt mục tiêu tăng sản lượng bên ngoài Qatar từ tương đương 45.000 thùng dầu/ngày lên 500.000 thùng/ngày vào năm 2030.

Trong nước, Qatar sản xuất hơn 5 triệu thùng/ngày, bao gồm dầu và một lượng lớn LNG.

Việc mở rộng ra quốc tế là bất thường với một công ty quốc doanh ở vùng Vịnh. Saudi Aramco và Abu Dhabi National Oil Company đều từng đầu tư vào các dự án năng lượng ở nước ngoài nhưng đã sớm từ bỏ.

Thay vào đó, họ đều tập trung vào tối đa hóa sản lượng trong nước.Theo ông Saad al-Kaabi, Bộ trưởng Năng lượng Qatar, kiêm Chủ tịch, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu và khí đốt quốc gia QatarEnergy, quá trình phát triển của QatarEnergy được chia làm 3 giai đoạn. Hai giai đoạn đầu tập trung vào xây dựng, sau đó tối đa hóa sản lượng khí đốt trong nước để xuất khẩu và giai đoạn thứ ba là mở rộng ra quốc tế.

Được thành lập năm 1974 với tên gọi Qatar Oil và sau là Qatar Petroleum, gã khổng lồ khí đốt thuộc sở hữu của nhà nước vùng Vịnh này nổi tiếng là sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Doanh nghiệp này nợ chồng chất và có nguy cơ phá sản đầu những năm 1990 khi các nhà lãnh đạo Qatar đặt cược vào phát triển LNG từ North Field - mỏ phía Bắc Qatar, với trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới.

Diện tích thăm dò ngoài khơi của các ông lớn dầu mỏ trên thế giới, đơn vị nghìn km2. Ảnh: Financial Times

Thời điểm đó, các nước láng giềng của Qatar chỉ tập trung vào dầu mỏ, ít quan tâm đến khí đốt. Do đó, kế hoạch của Doha được xem như một canh bạc. BP đã rút khỏi dự án North Field với QatarEnergy năm 1992 vì cho rằng nó sẽ không mang lại đủ lợi nhuận.

Tuy nhiên, 5 năm sau đó, Qatar khánh thành cơ sở xuất khẩu LNG đầu tiên với sự hợp tác cùng ExxonMobil, TotalEnergies, Mitsui và Marubeni. Năm 2006, Qatar vượt Indonesia để trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.

Một thập kỷ sau đó, nước này dừng hoạt động phát triển mới tại North Field để hoàn thành các dự án dang dở. Đồng thời, Doha cũng tập trung vào việc trở thành một trong những nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy nhất thế giới, không bao giờ trễ hẹn một lô LNG cho khách hàng. "Họ đã hoạt động cực kỳ hiệu quả", Leo Kabouche, chuyên gia về LNG tại hãng tư vấn Energy Aspects nhận xét.

Đến năm 2017, Doha tiếp tục lại đánh cược khi tái phát triển North Field và công bố các kế hoạch mở rộng khổng lồ ở dự án này, dù lúc đó một số nhà lãnh đạo thế giới đã nói về khả năng bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Động thái này đã kích hoạt cuộc đua giữa các công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới để trở thành đối tác của QatarEnergy trong phát triển mở rộng dự án North Field. Là một phần của quá trình này, các ông lớn gồm Shell và Total đã mời QatarEnergy tham gia các dự án của họ ở những nơi khác trên thế giới. Thông qua sự hợp tác này, QatarEnergy từng bước mở rộng ra ngoài đất nước vùng Vịnh.

Hiện tại, Shell, Exxon, ConocoPhilips, Total và Eni đều đã ký các thỏa thuận mới ở North Field, giúp tăng công suất sản xuất LNG trong nước của QatarEnergy từ 77 triệu tấn lên 126 triệu tấn vào năm 2027. Ngoài ra, hợp tác với Exxon tại Mỹ cũng giúp doanh nghiệp này cung cấp được thêm 16 triệu tấn LNG mỗi năm kể từ 2025.

QatarEnergy cũng đã xây dựng được một danh mục đầu tư thăm dò rộng lớn trong thập kỷ qua, bao gồm góp cổ phần trong các dự án ở Brazil, Canada, Vịnh Mexico của Mỹ, Guyana, Suriname, Namibia, Ai Cập, Angola và Nam Phi.

"Chúng tôi có lẽ là một trong những đơn vị lớn nhất tham gia vào lĩnh vực thăm dò hiện nay. Và các bạn sẽ được chứng kiến chúng tôi làm nhiều hơn nữa", Kaabi nói.

Theo Financial Times, việc mở rộng ra quốc tế là điều không bình thường với một công ty dầu khí nhà nước ở vùng Vịnh. Hai ông lớn Saudi Aramco và Abu Dhabi National Oil Company đều từng đầu tư vào các dự án năng lượng ở nước ngoài, nhưng đã không theo đuổi kế hoạch này. Thay vào đó, họ tập trung tối đa hóa sản xuất trong nước.

Với QatarEnergy, gia tăng sản lượng LNG trong nước vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng theo Bộ trưởng Kaabi, nguồn dầu thô từ các quốc gia như Namibia có thể mang lại sự linh hoạt và nguồn cung ngoài khí đốt ở Qatar. "Chúng tôi muốn có một chút kết hợp giữa dầu và khí đốt trong danh mục đầu tư của mình", Kaabi nói.

QatarEnergy đặt mục tiêu đạt sản lượng 500.000 thùng tương dầu từ bên ngoài Qatar vào năm 2030, so với mức 45.000 hiện tại. Trong nước, Qatar ghi nhận sản lượng 5 triệu thùng mỗi ngày, trong đó đa phần là khí đốt và chỉ có một ít dầu.

FIFA "hốt" 7,5 tỷ USD từ World Cup 2022

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bi-mat-phia-sau-su-giau-co-cua-nuoc-chu-nha-world-cup-2022-159709.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bí mật phía sau sự giàu có của nước chủ nhà World Cup 2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH