Bí quyết thu hút nhân tài công nghệ nước ngoài của Canada

20-11-2023 10:06|Thế Vinh

Tính đến tháng 10/2023, chính phủ Canada cho biết, đã tiếp nhận hơn 6.000 lao động công nghệ tay nghề cao có thị thực H-1B của Mỹ.

Chương trình H-1B của Mỹ thường dành cho đối tượng người lao động nước ngoài có trình độ học vấn và chuyên môn cao trong các lĩnh vực như công nghệ và chăm sóc sức khỏe.

Các công ty công nghệ lớn như Amazon, Google, Microsoft, Meta hay Apple đều dành ra một khoản ngân sách để tài trợ cho hàng ngàn ứng viên mỗi năm.

Song, xu hướng cắt giảm nhân sự hàng loạt của những doanh nghiệp công nghệ tại nền kinh tế số một thế giới, đã khiến các lao động tay nghề cao theo diện H-1B trở nên “bơ vơ”.

“Các nhà tuyển dụng Mỹ thực sự đã ‘phụ lòng’ những lao động nước ngoài có trình độ học vấn và chuyên môn cao”, Annie Beaudoin, cựu nhân viên nhập cư Canada, cho biết.

large tech layoffs as of january 2023 f mobile.png
Đến tháng 4/2023, xu hướng cắt giảm nhân sự trong lĩnh vực công nghệ vẫn chưa chấm dứt.

Thị thực lao động tay nghề cao của Mỹ ngày càng trở nên cạnh tranh kể từ khi được triển khai vào năm 1990. Tính đến năm 2024, Cơ quan Di trú và Nhập tịch nước này đã nhận được 758.994 đơn đăng ký đủ điều kiện, song chỉ có 188.400 hồ sơ được chọn vào vòng rút thăm cuối cùng.

“Quy trình rất căng thẳng. Tôi phải mất đến ba lần mới bốc trúng được lá thăm”,  Harnoor Singh, kỹ sư phần mềm tại Microsoft và người có thị thực H-1B đến từ Ấn Độ, chia sẻ.

Từ đầu năm nay, sa thải là từ khoá chung của cả ngành công nghệ. Những gã khổng lồ như Microsoft sa thải lên tới 10.000 người vào tháng 1, trong khi con số này của Amazon là 18.000 nhân viên.

Đối với những người có thị thực H-1B, nếu bị sa thải, họ có 60 ngày để tìm người bảo lãnh mới, chuyển trạng thái thị thực hoặc bị trục xuất về nước. 

Frederick Anokye đến từ Ghana, từng là kỹ sư H-1B, chuyên phân tích lỗi theo thời gian thực tại hãng bán dẫn Micron, nằm trong số những người không may mắn.

“Tôi vẫn đang tìm việc làm ở Mỹ. Không hề dễ dàng ở thời điểm này, khi xu hướng cắt giảm nhân sự chưa kết thúc”.

"Tiền lệ chưa từng có"

Trong bối cảnh đó, chính phủ Canada đã nhanh chóng xây dựng và triển khai chương trình thí điểm cho tối đa 10.000 lao động tay nghề cao có thị thực H-1B của Mỹ, được đăng ký giấy phép làm việc lên tới 3 năm ở xứ sở “lá phong”.

Ngay lập tức, số đơn đăng ký đã lấp đầy và tính đến tháng 10, Canada đã cấp giấy phép lao động cho hơn 6.000 người đang sở hữu thị thực H-1B nhập cảnh từ Mỹ.

“Đây là chương trình chưa từng có tiền lệ trong quá khứ”, chuyên gia tư vấn nhập cư Kubeir Kamal của Trường Cao đẳng Tư vấn Nhập cư và Quốc tịch cho biết.

Chương trình này là một phần của Chiến lược Nhân tài Công nghệ của Canada, một kế hoạch tổng thể trong nhiều năm nhằm tuyển dụng những nhân tài công nghệ hàng đầu thế giới.

Một nghiên cứu của CBRE cho thấy thị trường công nghệ Canada đã tăng trưởng 15,7% kể từ năm 2020, vượt xa Mỹ, vốn tăng trưởng 11,4%.

Nghiên cứu cũng cho thấy Canada hiện có 1,1 triệu công nhân công nghệ, Toronto và Vancouver được xếp hạng trong số 10 thành phố công nghệ hàng đầu tại Bắc Mỹ.

(Theo CNBC)

Tuần quan trọng của thị trường tài chính, Fed có cắt giảm lãi suất hay không phụ thuộc rất lớn vào dữ liệu công bố ngày 26/4 này

Mỹ: 5 công ty trị giá 10 nghìn tỷ USD chuẩn bị công bố báo cáo quý IV, dự kiến tác động mạnh mẽ đến TTCK

‘Cơn sốt’ trí tuệ nhân tạo đẩy nhiều nhân viên công nghệ vào cảnh thất nghiệp

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/bi-quyet-thu-hut-nhan-tai-cong-nghe-cao-nuoc-ngoai-2216783.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bí quyết thu hút nhân tài công nghệ nước ngoài của Canada
POWERED BY ONECMS & INTECH