Biến cố nhượng quyền tại Mixue: Bất ngờ với chi phí để nhượng quyền thương hiệu?
Công ty kem nhưng nguồn thu không đến từ kem, nhượng quyền mới chính nguồn thu nhập chủ yếu của công ty mẹ Mixue tại Trung Quốc
Công thức mở rộng nhanh chóng nhờ vào việc Mixue sử dụng mô hình nhượng quyền hiệu quả. Tính đến tháng 3/2022, công ty chủ sở hữu Mixue chỉ nắm chưa đến 50 trong số hơn 20 nghìn cửa hàng. Điều này giúp Mixue chi ít tiền hơn rất nhiều so với mô hình sở hữu trực tiếp được sử dụng bởi nhiều đối thủ của nó như Nayuki và Heytea - những cửa hàng trà sữa có tiếng ở Trung Quốc. Tức là Mixue hướng đến mô hình B2B (Business To Business, kinh doanh hay giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp) thay vì B2C (Business To Consumer, kinh doanh hay giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng).
Nhượng quyền là gì?
Nhượng quyền là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền sẽ trao quyền và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền để bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo nhãn hiệu, hệ thống hay là phương thức được xác định bởi bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian và địa điểm nhất định.
Mixue và hành trình trở thành chuỗi nhượng quyền thành công nhất thế giới
Được biết, Mixue có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sáng lập bởi một sinh viên tên Zhang Hongchao. Năm 1997, sau khi vay 4 nghìn nhân dân tệ (khoảng 13,6 triệu đồng) từ bà ngoại, anh đã mở cửa hàng Mixue đầu tiên. Sau 2 năm, anh chính thức mở cửa hàng thứ hai mang tên Mixue Bingcheng.
Khi công việc kinh doanh bắt đầu phát triển, Zhang Hongchao đã mở cửa hàng nhượng quyền vào năm 2007. Sau đó không lâu, hàng chục cửa hàng đã nhanh chóng được mở tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nơi đặt trụ sở chính. Vào năm 2008, Mixue Bingcheng chính thức được thành lập với tư cách là một công ty và số lượng cửa hàng được nhượng quyền đã vượt quá con số 180. Sau đó, vào năm 2010, Mixue Bingcheng đã chọn hợp tác với Zhengzhou Baodao Trading Co., Ltd. để mở rộng nhượng quyền ra khắp cả nước. Hiện tại, công ty đang dẫn đầu thị trường nội địa rộng lớn. Thị trường đồ uống trà của Trung Quốc trị giá gần 40 tỷ USD vào năm 2021, cao hơn gấp ba lần so với cà phê.
Theo The Low Down Momentum, Mixue là một trong những thương hiệu có nhượng quyền thương mại thành công nhất trên thế giới khi đạt 21.582 cửa hàng nhượng quyền tính đến tháng 10/2022. Ở Việt Nam, năm 2023 con số này đã lên tới hơn 1.000 cửa hàng. Trên thực tế, nhượng quyền chính là một nguồn thu nhập chính của công ty mẹ Mixue tại Trung Quốc. Mô hình nhượng quyền đã hoạt động hiệu quả và mang lại cho công ty tới 96% doanh thu.
Nhượng quyền thương hiệu Mixue cần nhiêu tiền?
So với các thương hiệu khác như GongCha với phí nhượng quyền 1 tỷ đồng hoặc Dingtea khoảng 400 triệu đồng, Mixue có mức giá nhượng quyền hợp lý hơn rất nhiều. Với mức phí nhượng quyền khoảng 70 triệu đồng, nhượng quyền Mixue là một lựa chọn kinh doanh hấp dẫn. Ngoài phí chuyển nhượng thì còn nhiều mức phí khác nữa. Cụ thể
- Phí nhượng quyền: 70 triệu đồng
- Phí quản lý: 13 triệu đồng
- Phí cho hệ thống máy móc: 246 triệu đồng
- Chi phí mặt bằng là khoảng 200- 300 triệu đồng
- Một số chi phí bảo lãnh hợp đồng, đào tạo, nguyên vật liệu....
- Mixue không thu chiết khấu doanh thu.
Bên cạnh đó, để mua chuyển nhượng Mixue thì bạn cần phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:
- Mặt bằng để mở cửa hàng: mặt bằng có mặt tiền ít nhất từ 3 mét trở lên, diện tích mặt bằng tối thiểu phải từ 20 mét vuông. Khuyến nghị mặt bằng 40 mét vuông trở lên.
- Về vốn thì ước tính chi phí đầu tư bán đầu khoảng 450 đến 600 triệu đồng. Theo đó mà khi muốn chuyển nhượng thương hiệu Mixue thì bạn cần phải có số vốn ít nhất là 500 triệu đồng.
- Yêu cầu về nhân sự thì nhà đầu tư cần có ít nhất 02 nhân sự chủ chốt để bên nhượng quyền có thể hướng dẫn công thức và quy trình vận hành của cửa hàng. Theo đó thì nhân sự cũng là một khâu quan trọng mà các nhà đầu tư cần xem xét đến.
Cơ hội và rủi ro
Không khó để nhìn thấy lợi thế khi nhượng quyền từ Mixue với phí nhượng quyền rẻ, điều kiện nhượng quyền không khắt khe và được bên Mixue hỗ trợ thiết kế cửa hàng, đào tạo nhân viên, vận hành cửa hàng. Và điều quan trọng là mức giá cạnh tranh "không đối thủ", so với các cửa hàng của các chuỗi khác thì có thể nói giá của Mixue là vô cùng rẻ có thể nói là bình dân “vừa túi tiền”
Song song với đó là những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia vào chuỗi nhượng quyền của Mixue mà các chủ cửa hàng sẽ phải đối mặt. Đầu tiên là nguy cơ loãng hệ thống, do Mixue đẩy mạnh hệ thống bán nhượng quyền thương hiệu thì có thể gây loãng hệ thống do có quá nhiều hệ thống trong một khu vực. Thứ hai là thị trường trà sữa đã có dấu hiệu bão hòa. Thị trường trà sữa của Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển một cách đáng kinh ngạc. Ở đâu chúng ta cũng có thể tìm thấy những cửa hàng trà sữa mở cạnh nhau. Thứ 3 là sự phụ thuộc vào công ty Mixue về giá của nguyên vật liệu, bảo trì thay thế máy móc, những đợt khuyến mại giảm giá liên miên,… và đặc biệt là giá sản phẩm bán ra.