Nhịp sống

Bộ Công an cảnh báo chiêu trò hack tài khoản ngân hàng qua tin nhắn, nhiều người Việt Nam đang 'sập bẫy'

Như Ý 15/07/2024 20:20

Những chiêu trò lừa đảo dưới đây của kẻ gian khiến nhiều người rơi vào cảnh tiền mất tật mang.

Theo thông tin từ Bộ Công an, tình trạng tin nhắn SMS Brandname giả mạo ngày càng xuất hiện nhiều, khiến không ít người dân "sập bẫy". Để tạo ra những tin nhắn SMS Brandname này, kẻ gian đã sử dụng trạm thu phát sóng di động BTS giả mạo. Điện thoại của chúng ta thường tự động kết nối với các trạm BTS có cường độ mạnh. Bởi vậy, điện thoại sẽ kết nối với trạm BTS giả ở gần đó.

Lúc này, những đối tượng lừa đảo sẽ tìm tới nơi đông dân cư để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới mọi người. Chúng cũng có thể sử dụng phần mềm spam tin nhắn để gửi cho nhiều thuê bao khác nhau, dụ người dân "sập bẫy".

Nhiều tin nhắn lừa đảo được gửi tới các số thuê bao khác nhau. Ảnh minh họa: Internet

Nhiều tin nhắn lừa đảo được gửi tới các số thuê bao khác nhau. Ảnh minh họa: Internet

Mỗi người cần nâng cao cảnh giác để phân biệt được đâu là tin nhắn chính thống từ các cơ quan, tổ chức, đâu là tin nhắn lừa đảo. Nếu như bạn nhận được tin nhắn từ tên các cơ quan như Bo Cong an, Vietinbank, Vietcombank... nhưng kèm đường link giả mạo, yêu cầu người dân truy cập và nhập thông tin tài khoản thì chúng ta không nên tin tưởng. Rất có thể các đối tượng lừa đảo đang trực chờ sẵn và muốn chiếm quyền điều khiển thiết bị, chiếm đoạt tài khoản của chúng ta.

Các trang web giả mạo thường chứa mã độc và thường yêu cầu người dùng phải đăng nhập, cung cấp mã OTP trước khi truy cập. Vậy nên khi nhận được bất kỳ tin nhắn văn bản nào, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra và xác định độ tin cậy trước khi truy cập vào bất cứ đường dẫn nào. Đặc biệt, các tin nhắn có tính cảnh báo, thông báo khuyến mại, trúng thưởng... rất có thể là chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu nên chúng ta cần chú ý.

Những tin nhắn này xuất hiện tràn lan, nhiều người dân rơi vào cảnh mất tiền. Ảnh minh họa: Internet

Những tin nhắn này xuất hiện tràn lan, nhiều người dân rơi vào cảnh mất tiền. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài việc kiểm tra lại tên miền trang web, chúng ta cần giữ bí mật về thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP. Nếu như vẫn nghi ngờ lừa đảo, bạn nên liên hệ với các cơ quan, tổ chức bằng hotline hoặc trực tiếp tới cơ sở để xác thực.

Trong trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, mỗi người cần giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề 1 cách kịp thời. Bạn nên chia sẻ vấn đề mình gặp phải cho người thân, bạn bè ở gần mình nhất để nhận được lời khuyên hợp lý. Chúng ta cần trình báo với công an để được hỗ trợ vấn đề này, đồng thời liên hệ với ngân hàng để có thể bảo vệ tài khoản. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu lại các thông tin về lịch sử trò chuyện, tài khoản mạng xã hội, sao kê giao dịch ngân hàng... và cung cấp cho lực lượng công an để phục vụ điều tra. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cảnh giác trước mọi tình huống vì các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi và đa dạng. Để bảo vệ thông tin, tài chính của bản thân, bạn cũng nên cập nhật thông tin về các chiêu trò lừa đảo để có cách đối phó.

>> Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo rất mới: Quét mã QR code để nhận tiền

Bộ Công an đề xuất mức phạt mới với nhiều hành vi vi phạm phòng cháy, chữa cháy: Có thể phạt đến 50 triệu đồng

Cảnh báo người nộp thuế lưu ý và cảnh giác với các hình thức lừa đảo

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bo-cong-an-canh-bao-chieu-tro-hack-tai-khoan-ngan-hang-qua-tin-nhan-nhieu-nguoi-viet-nam-dang-sap-bay-d127747.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bộ Công an cảnh báo chiêu trò hack tài khoản ngân hàng qua tin nhắn, nhiều người Việt Nam đang 'sập bẫy'
    POWERED BY ONECMS & INTECH