Bộ Công an đề xuất 8 nhóm dữ liệu tuyệt đối không được công khai
Dự luật Dữ liệu sẽ được Chính phủ trình Quốc hội để xin ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10.
Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Dữ liệu, Bộ Công an đã đề xuất 8 nhóm dữ liệu không được phép công khai, bao gồm:
Dữ liệu cá nhân mà chủ thể không đồng ý chia sẻ.
Dữ liệu bí mật Nhà nước.
Dữ liệu liên quan đến quốc phòng và an ninh.
Dữ liệu có khả năng gây hại đến lợi ích Nhà nước và quan hệ quốc tế.
Dữ liệu có thể ảnh hưởng đến đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Dữ liệu có nguy cơ đe dọa tính mạng, tài sản của người khác.
Thông tin thuộc bí mật công tác.
Tài liệu nội bộ của cơ quan Nhà nước.
Ngoài ra, dự luật cũng đề cập đến nhóm dữ liệu có thể công khai có điều kiện như bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư và bí mật gia đình. Những dữ liệu này chỉ được công khai khi có sự đồng ý của chủ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích công cộng và sức khỏe cộng đồng, cơ quan nhà nước có quyền truy cập dữ liệu mà không cần sự đồng ý.
Trước các nội dung này, Bộ Nội vụ đã góp ý rằng cần xem xét kỹ lưỡng việc công khai dữ liệu cá nhân và các cuộc họp nội bộ của cơ quan Nhà nước. Bộ cũng đề nghị quy định rõ ràng hơn về "trường hợp cần thiết" mà cơ quan nhà nước có quyền truy cập dữ liệu nhạy cảm, theo đúng Hiến pháp năm 2013.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đề nghị làm rõ hơn quy định về "nguy hại đến lợi ích của Nhà nước và quan hệ quốc tế" trong điều khoản liên quan đến dữ liệu không được công khai. Mặc dù cuộc họp nội bộ và tài liệu nội bộ không được phép công khai nhưng trong nhiều trường hợp, thông tin đó cần được công bố để phục vụ nhiệm vụ của cơ quan.
Dự luật Dữ liệu sẽ được Chính phủ trình Quốc hội để xin ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10.
>>Bộ Công an vô hiệu hóa hội nhóm núp bóng cứu trợ để gây rối, lừa đảo trên mạng
Thủ tướng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm nồng độ cồn
Bộ Công an yêu cầu cung cấp tài liệu tại 5 dự án nhà máy điện mặt trời