Hiện tại, có 12 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 13.792 MW đã được giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư đang triển khai xây dựng.
5/12 dự án điện than có tổng công suất 6.800MW đang chuẩn bị đầu tư, nhưng khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, bao gồm Công Thanh (600MW), Quảng Trị (1.200MW), Sông Hậu II (2.000MW), Nam Định 1 (1.200MW), Vĩnh Tân III (1.800MW).
Bộ Công Thương vừa có tờ trình số 6328 về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Theo đó, hiện có 12 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 13.792 MW đã được giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư đang triển khai xây dựng.
Cụ thể có 7 dự án với tổng công suất 6.992 MW đang xây dựng, gồm Thái Bình II, Quảng Trạch I, Vân Phong 1, Vũng Áng II đã thu xếp được vốn, đang xây dựng và chắc chắn sẽ vào vận hành. Dự án Long Phú I đang đàm phán với tổng thầu để triển khai tiếp, hai dự án An Khánh Bắc Giang và Na Dương II đã có phương án vay vốn trong nước.
5 dự án còn lại, có tổng công suất 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, gồm Công Thanh (600 MW), Quảng Trị (1.200 MW), Sông Hậu II (2.000 MW), Nam Định 1 (1.200 MW), Vĩnh Tân III (1.800 MW).
Bộ Công Thương cho biết, từ ngày 4 đến 6/10 vừa qua, đã làm việc với 5 chủ đầu tư các dự án đang gặp khó khăn. Các chủ đầu tư được yêu cầu, nếu không dừng dự án thì phải cung cấp cam kết cụ thể bằng văn bản của chủ thể cho vay vốn, chậm nhất 30/10 có thông tin cụ thể.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương đánh giá, việc triển khai tiếp các dự án này rất khó khăn vì các dự án đang phải tìm cổ đông mới tham gia và tìm nguồn vốn. Do đó, trong tính toán quy hoạch lần này, Bộ không đưa các dự án có tổng công suất 6.800 MW vào và sẽ cân đối, bù bằng các nguồn khác, chủ yếu là điện gió, sinh khối.
Cải tiến biểu giá điện phù hợp với thực tế
Trước đó, Thông tin về Dự thảo sửa đổi biểu giá bán lẻ điện tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 12/10/2022, ông Trần Tuệ Quang, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc sửa đổi biểu giá điện là cần thiết và phù hợp với các cơ chế, chính sách cũng như thực tế mức tiêu dùng điện của người dân.
Theo ông Trần Tuệ Quang, đầu tiên để thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 08) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó có nội dung hoàn thiện thể chế, chính sách “điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất”.
Thứ hai, để phù hợp với thực tế sử dụng điện của người dân và khách hàng, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, làm rõ bối cảnh, sự phù hợp với tình hình thực tế của biểu giá bán lẻ điện điện tiêu dùng lũy tiến để đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bảo đảm phù hợp với thực tế mức tiêu dùng điện của người dân.
Vì vậy, việc nghiên cứu, xem xét ghép các bậc thang để đảm bảo phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt là cần thiết, đảm bảo sự phù hợp với quy định tại các Thông tư về lưới điện truyền tải, phân phối.
Trên cơ sở đánh giá tác động của các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện tại Đề án, Bộ Công Thương đã đề xuất các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan.
Cụ thể, thứ nhất, bổ sung nhóm khách hàng "cơ sở lưu trú du lịch" để áp dụng giá bán lẻ điện bằng với giá bán lẻ điện cho sản xuất trên cơ sở tách ra từ nhóm khách hàng kinh doanh.
Thứ hai, gộp giá bán điện theo các cấp điện áp để phù hợp với thực tế phát triển lưới điện: Giá bán lẻ điện theo các cấp điện áp gồm cao áp là cấp điện áp trên 35 kV (bao gồm cấp điện áp từ trên 35 kV đến dưới 220 kV và cấp điện áp từ 220 kV trở lên), trung áp là cấp điện áp từ 01 kV đến 35 kV, hạ áp là cấp điện áp dưới 01 kV, được áp dụng cho các nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, cơ sở lưu trú du lịch.
Thứ ba, bổ sung cơ cấu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện cho sản xuất tại cấp điện áp 220 kV trở lên để phù hợp với thực tế phát triển khách hàng. Thứ tư, cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Phương án 5 bậc hoặc Phương án 4 bậc.
Bộ Công Thương: Phương án giá điện mới đảm bảo phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của khách hàng
Thủ tướng chủ trì hội nghị về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo
Tổng mức đầu tư dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận có thể lên đến hàng tỷ USD