Bộ Công Thương đưa ra hai kịch bản phân giao xăng dầu tối thiểu năm 2023

23-11-2022 10:51|Hồ Linh

Bộ Công Thương đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023.

Trong bối cảnh nguồn cung của thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tại cuộc họp bàn về kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị phải có phương án 2 để chủ động nguồn xăng dầu trong mọi tình huống.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong bối cảnh nguồn cung của thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, từ bài học điều hành, quản lý xăng dầu vừa qua, cần phải có cách tiếp cận nhanh và thích ứng hơn và Nhà nước cần sửa đổi bổ sung chính sách kịp thời, sát hơn với thị trường.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023 cần dựa trên con số thực hiện của năm 2022 và tính toán trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trở lên, tương ứng hệ số 1,3 - 1,4 GDP. Điều này cho thấy, con số phân giao tăng khoảng 10% so với số thực hiện của năm 2022.

Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cần phải có phương án 2 để chủ động trong mọi tình huống. Phương án này phải cao hơn phương án 1, tăng 15% so với số thực hiện của năm 2022.

Tại cuộc họp, các ý kiến đồng tình với tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, dự kiến phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 tăng thêm so với số đăng ký của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nhằm bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2023.

Phần tổng nguồn xăng dầu tối thiểu tăng thêm dự kiến phân giao cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu dựa trên tỷ trọng số lượng đăng ký tổng nguồn của từng thương nhân so với tổng cộng tổng nguồn của toàn bộ các thương nhân, theo từng chủng loại xăng dầu.

Trên cơ sở đóng góp ý kiến, Bộ Công Thương đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023.

Theo đó, kịch bản 1 có tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25.900.000 m3, tấn và kịch bản 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26.760.000 m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng, quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

"Trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và mua hàng sản xuất trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập. Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường. Việc phân giao này phải căn cứ kế hoạch sản xuất của nhà máy trong nước, nhất là kế hoạch duy tu, bảo dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên báo cáo phản ánh những chi phí thực tế phát sinh để cập nhật với Bộ Tài chính. Ngày 20 hàng tháng, Bộ Tài chính sẽ rà soát các chi phí này. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đầu mối thương nhân ngày càng phải cao hơn.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, sẽ thống nhất quản lý hệ thống kinh doanh xăng đầu đối với doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối bằng công nghệ số, do Bộ Công Thương chủ trì. Dự kiến tháng 12 sẽ có buổi tập huấn thống nhất việc ứng dụng phần mềm quản lý xăng dầu.

Giá xăng trong nước ngày mai có thể mất mốc 25.000 đồng/lít

Mẹo tiết kiệm xăng hiệu quả trong thời buổi giá xăng dầu tăng chóng mặt

Giá xăng dầu hôm nay 10/4/2024 duy trì sắc xanh

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bộ Công Thương đưa ra hai kịch bản phân giao xăng dầu tối thiểu năm 2023
POWERED BY ONECMS & INTECH