Điểm đến

Cận cảnh kỳ quan kỹ thuật 2.000 năm đến nay vẫn còn được sử dụng, là một trong những con đập lâu đời nhất hành tinh

Thùy Dung 06/01/2024 - 08:54

Công trình này có vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn nước bền vững phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp suốt 2.000 năm qua.

Đập Kallanai, hay còn gọi là Grand Anicut. Tên gọi Kallanai bắt nguồn từ 'alam and anai' trong tiếng Tamil, có nghĩa là "đá" và "đập".

Đây là công trình do vua Karikalan của vương triều Chola khởi xướng vào khoảng thế kỷ 2. Nằm dọc sông Kaveri River ở bang Tamil Nadu, công trình không sử dụng vật liệu xây dựng hiện đại như vữa mà chỉ sử dụng các tảng đá lớn xếp chồng lên. Mục đích chính của con đập là chuyển hướng dòng nước sông Kaveri vào vùng châu thổ màu mỡ, thúc đẩy mạng lưới tưới tiêu trải rộng biến đổi đất đai khô cằn thành xanh tốt.

Đập Kallanai khi nhìn từ trên cao

Đập Kallanai khi nhìn từ trên cao

Con đập này thể hiện khả năng ứng dụng kỹ thuật phức tạp của người Chola và trở thành một kỳ quan kỹ thuật ở miền nam Ấn Độ. Quá trình lên kế hoạch và xây dựng đập nước tỉ mỉ của người Chola đóng vai trò thiết yếu giúp tăng cường năng suất nông nghiệp, qua đó góp phần quan trọng vào nền kinh tế hưng thịnh trong vùng.

Đập Kallanai trải dài khoảng 329m và rộng 20m. Con đập bao gồm 3 đoạn riêng biệt tên Kudamuruti, Periyar và Viranam, mỗi đoạn được thiết kế để phục vụ một chức năng riêng trong điều phối dòng nước. Đáng chú ý là sự vắng mặt của vữa trong xây dựng, công trình chỉ dựa vào độ chính xác của những khối đá đặt xen kẽ để chống chịu lực tác động của dòng sông.

Hình ảnh con đập vẫn được khai thác sau 2000 năm xây dựng

Hình ảnh con đập vẫn được khai thác sau 2000 năm xây dựng

Trải qua sự tàn phá của thời gian, đập Kallanai không chỉ là công trình bền vững mà còn tiến hóa qua nhiều thế kỷ bảo trì và tân trang của những triều đại tiếp theo. Ngày nay, nó tiếp tục là một bộ phận thiết yếu của nền nông nghiệp trong vùng, đảm bảo nguồn cung cấp nước đều đặn để gieo trồng hoa màu. Đây là một trong những con đập lâu đời nhất thế giới vẫn được sử dụng tích cực và thường xuyên.

>> Cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, ra đời trước "kỳ quan" trên sông Hàn cả trăm năm, dầm cầu được làm từ loại hợp kim thép chế tạo riêng

Chiêm ngưỡng công viên đá triệu năm tuổi rộng 3ha, được ví như kỳ quan tự nhiên tuyệt đẹp của Việt Nam

Choáng ngợp kỳ quan kiến trúc ngược ‘độc nhất vô nhị’ gồm 7 tầng ngầm nằm sâu dưới lòng đất, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/can-canh-ky-quan-ky-thuat-2000-nam-den-nay-van-con-duoc-su-dung-la-mot-trong-nhung-con-dap-lau-doi-nhat-hanh-tinh-d114237.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cận cảnh kỳ quan kỹ thuật 2.000 năm đến nay vẫn còn được sử dụng, là một trong những con đập lâu đời nhất hành tinh
    POWERED BY ONECMS & INTECH