Cảng Phước An (PAP): Vốn nghìn tỷ, 6 năm vẫn "không doanh thu"

14-01-2023 12:53|Hữu Dũng

CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (Mã PAP - UpCOM) công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2022 với không quá nhiều bất ngờ.

Cảng Phước An tiếp tục "trắng" doanh thu quý và không xuất hiện doanh thu cho cả năm. Đáng nói, tình trạng kinh doanh "không doanh thu" tại doanh nghiệp khai thác cảng này đã xuất hiện và kéo dài từ đầu năm 2017 (thời điểm công ty tăng vốn vượt mức 1.000 tỷ đồng) đến hiện tại.

Theo lý giải, Cảng Phước An là chủ đầu tư Dự án cảng Phước An (Nhơn Trạch, Đồng Nai) và khu dịch vụ hậu cần cảng.

Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp vào tháng 11/2017, tổng diện tích sử dụng của cảng Phước An và khu dịch vụ hậu cần cảng là 733,4 ha (183 ha khu cảng và 550,4 ha khu dịch vụ hậu cần cảng) với tổng vốn đầu tư 17.571,36 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 2.635,7 tỷ đồng - chiếm 15% tổng vốn đầu tư.

Công ty đang triển khai giai đoạn 1 của dự án với diện tích sử dụng 17,4 ha nhưng đang giãn tiến độ đầu tư và hoàn thiện hồ sơ chất lượng.

Được biết, để vào cảng, chỉ có duy nhất một tuyến đường chính được xây dựng theo hình thức BOT do Sở Giao thông - Vận tải Đồng Nai phê duyệt tiến độ từ năm 2021 - 2023. Một phần của tuyến đường từ đường 319 đến nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành đã được UBND tỉnh Đồng Nai đầu tư bằng ngân sách, phần còn lại đang trong quá trình sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BOT. Chính vì vậy, tiến độ khai thác cảng Phước An phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng tuyến đường kết nối theo hình thức BOT.

Được biết, vì đang triển khai dự án và chưa đi vào hoạt động cảng Phước An nên từ năm 2016 tới nay, công ty liên tục không ghi nhận doanh thu mà chỉ phát sinh chi phí dẫn tới lỗ.

Chi tiết đáng quan tâm, PAP bắt đầu ghi nhận các khoản chi phí xây dựng đáng chú ý tại thời điểm cuối năm trong đó "chi phí triển khai dự án" tăng gấp 10 lần lên 531 tỷ đồng thời có khoản giải ngân mới 190 tỷ cho hoạt động "xây dựng phần Cảng".

Trở lại với tình hình kinh doanh quý 4/2022, công ty bất ngờ xuất hiện khoản doanh thu tài chính 3,33 tỷ đồng (lãi tiền gửi) trong quý 4/2022 và khoản lợi nhuận khác 310 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 4 lần cùng kỳ lên 2,38 tỷ.

Khấu trừ các khoản thuế phí, Cảng Phước An báo lợi nhuận sau thuế 1,26 tỷ đồng trong khi quý 4/2021 lãi ròng 0,58 tỷ. Đây cũng là quý lãi đầu tiên sau 8 quý báo lỗ trước đó của PAP (kể từ quý 4/2020).

Mặc dù vậy, tính chung cả năm 2022, Cảng Phước An vẫn lỗ ròng 5,7 tỷ đồng và có năm kinh doanh thua lỗ thứ 2 liên tiếp; lỗ lũy kế tính đến cuối năm ghi nhận mức 8,56 tỷ đồng.

Cảng Phước An (PAP): Vốn nghìn tỷ, 6 năm vẫn
Đvt: Tỷ đồng

Ghi nhận tại thuyết minh báo cáo tài chính quý 4, công ty đang có tổng tài sản 3.164 tỷ đồng - tăng gấp đôi đầu kỳ. Trong số này, khoản tiền và tương đương tăng hơn 10 lần đầu năm lên mức 635 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 3 tỷ lên gần 76 tỷ.

Đồng pha, nợ phải trả của Cảng Phước An tăng gấp 14,7 lần đầu kỳ lên 1.070 tỷ đồng trong đó gần như toàn bộ đến từ khoản "phải thu ngắn hạn khác" (tăng từ gần 16 tỷ lên 1.067 tỷ đồng); PAP cũng không còn ghi nhận khoản vay tài chính ngắn hạn 55 tỷ đồng từ CTCP Đầu tư xây dựng và Vật liệu Xây dựng Sài Gòn.

Về quy mô vốn, tháng 11/2022 vừa qua, PAP đã chào bán thành công 50 triệu cổ phiếu cho 4 nhà đầu tư cá nhân qua đó tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu PAP hiện giao dịch tại mức 18.000 đồng và thường xuất xuất hiện tình trạng không thanh khoản.

KQKD quý I/2024 nhóm bất động sản khu công nghiệp: TIP, NTC, LHG, SZC, SZG...

Nhựa Tiền Phong (NTP) lãi sau thuế quý I suy giảm, dấu hiệu một năm u ám cho ngành nhựa?

Kết quả kinh doanh quý I/2024 nhóm dầu khí: Một doanh nghiệp báo lãi gấp đôi, gần 50% tài sản là tiền

Bài thuộc chủ đề Vận tải, kho bãi
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cang-phuoc-an-pap-von-nghin-ty-6-nam-van-khong-doanh-thu-166078.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cảng Phước An (PAP): Vốn nghìn tỷ, 6 năm vẫn "không doanh thu"
POWERED BY ONECMS & INTECH