Đây không phải lần đầu tiên một vụ buôn lậu vàng bị phát hiện, và sân bay này nổi tiếng là điểm trung chuyển chính cho buôn lậu vàng.
Vào 11h tối ngày 2/7/2019, một chiếc máy bay của Hãng hàng không Biman Bangladesh mang tên ‘Arun Alo’ đã hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Hazrat Shahjalal ở Dhaka từ Mascot thông qua Chittagong. Lập tức, một đội của Hải quan Dhaka đã tiến hành cuộc kiểm tra tại máy bay ngay sau khi máy bay hạ cánh vì nhận được tin báo có một khối lượng vàng được vận chuyển trái phép.
Có 110 thỏi vàng nặng khoảng 12,76kg và trị giá khoảng 63.800.000 INR (khoảng hơn 19.000 tỷ)(Ảnh minh hoạ: The Kathmandu Post) |
Sau khi hành khách rời khỏi máy bay, các quan hải quan tiến hành tìm kiếm một cách triệt để bên trong, nhưng họ không tìm thấy bất cứ điều gì. Các cơ quan chức năng có thông tin rằng kỹ thuật viên của Biman là Mohammed Afzal Hossain Hawladar là người liên quan trực tiếp và biết nơi giấu vàng bên trong máy bay.
Dựa trên thông tin đó, giám đốc Bộ phận Kỹ thuật của máy bay đã được yêu cầu cung cấp sự trợ giúp, và Afzal đã được triệu tập và đào ra 6 gói vàng được bọc trong băng đen từ một nơi bí mật. Sau đó, các bọc được mở ra trước sự hiện diện của các cơ quan khác nhau, có 110 thỏi vàng nặng khoảng 12,76kg và trị giá khoảng 63.800.000 INR (khoảng hơn 19.000 tỷ).
Khi hàng hóa buôn lậu được phát hiện từ máy bay, các quan hải quan đã tạm giữ máy bay Boeing-777 ‘Arun Alo’ để điều tra. Nhưng sau vài giờ, máy bay được cấp phép an ninh để vận hành bình thường.
“Vụ việc này đã được đệ trình lên Sở Cảnh sát Sân bay theo Đạo luật Hải quan và Đạo luật Quyền hạn Đặc biệt”, Phó Giám đốc Cục Hải quan Dhaka, Othelo Chowdhury, nói.
Mohammed Afzal Hossain Hawladar, kỹ thuật viên của Biman, cũng đã được giao cho Cơ quan cảnh sát Sân bay, Phó Giám đốc Cục Hải quan nói thêm.
Đây không phải lần đầu tiên một vụ buôn lậu vàng bị phát hiện (Ảnh minh hoạ: The Daily Star) |
Một ngày sau đó, Afzal đã được lấy lời khai trong vòng 4 ngày để điều tra những liên quan đến vụ án này. Ngoài ra, cơ quan hàng không Biman Bangladesh đã tạm đình chỉ anh vì nghi ngờ liên quan đến việc buôn lậu vàng. Nur-E-Azam, trưởng cảnh sát trạm cảnh sát sân bay, nói: “Kỹ thuật viên Afzal đã bị thẩm vấn để biết ai đã tham gia vào việc buôn lậu vàng.”
Đây không phải lần đầu tiên một vụ buôn lậu vàng bị phát hiện, và Sân bay Quốc tế Hazrat Shahjalal nổi tiếng là điểm trung chuyển chính cho buôn lậu vàng. Vào ngày 1/3/2019, Cơ quan Tình báo An ninh Quốc gia đã thu giữ 106 thỏi vàng nặng 12kg trong nhà vệ sinh của máy bay Biman Bangladesh Airlines (BG-128) trong tình trạng bỏ hoang tại Sân bay Quốc tế Hazrat Shahjalal ở Dhaka.
Sân bay Quốc tế Hazrat Shahjalal nổi tiếng là điểm trung chuyển chính cho buôn lậu vàng (Ảnh: Dhaka Tribune) |
Ngày 8/4/2019, các quan chức Tổng cục Điều tra và Tình báo Hải quan đã thu giữ khoảng 200 thỏi vàng nặng khoảng 23,4kg từ hai nhà vệ sinh trên máy bay của hãng hàng không Bangladesh Biman Airlines tại sân bay quốc tế Shah Amanat ở thành phố cảng.
Vào ngày 7/7/2019, một công dân Trung Quốc đã bị bắt giữ với 28 thỏi vàng nặng hơn 3kg tại Sân bay Quốc tế Hazrat Shahjalal ở thủ đô Dhaka. Sau đó, anh ta đã bị đưa vào tạm giam trong 2 ngày bởi một tòa án Dhaka. Được biết rằng các tay buôn lậu đã mang vàng vào đất nước này thông qua các cách khác nhau từ các chuyến bay từ Malaysia, Singapore, Bangkok, Dubai, Oman, Kuwait và Ả Rập Saudi.
Tiểu đoàn cảnh sát vũ trang vào năm 2023 đã bắt giữ một nhân viên của Biman Bangladesh Airlines cùng với 68 thỏi vàng nặng khoảng 8 kg tại Sân bay Quốc tế Hazrat Shahjalal (Ảnh: New Age) |
Có những cáo buộc rằng hầu hết các lô hàng vàng đều được mang ra khỏi sân bay một cách an toàn với sự giúp đỡ của một số quan viên sân bay không trung thực. Chỉ có số lượng rất ít vụ việc buôn lậu vàng bị bắt giữ. Khi mạng lưới buôn lậu vàng quốc tế không thể gửi vàng qua hành khách, chúng đã tạo mối liên kết chặt chẽ với một số nhân viên không trung thực của sân bay làm việc này.
Ban đầu, những cáo buộc được đưa ra đối với các sĩ quan và nhân viên của bộ phận kỹ thuật của máy bay, và sau đó đến với những người làm vệ sinh.
Theo báo cáo của The Daily Messenger vào 2023, có khoảng 300 nhân viên của Biman Bangladesh Airlines được cho là có liên quan đến buôn lậu vàng. Điều đáng kinh ngạc là một số lượng đáng kể các cá nhân bị buộc tội, ước tính khoảng 50 người, đã trốn thoát và hiện đang cư trú ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả Dubai.
Các quan chức hải quan đã thu hồi vàng nhiều lần từ không gian ẩn trong máy bay. Họ nghi ngờ rằng những tay buôn lậu mang hàng vàng đến đất nước theo cùng một chiến lược.
Theo: Daily Sun, The Daily Messenger