Bất động sản

Cao tốc 19.000 tỷ rút ngắn nửa thời gian di chuyển từ TP. HCM đến 'thủ phủ du lịch' có khả năng lệch tiến độ

Chi Chi 10/04/2024 - 21:56

Cao tốc với tổng chiều dài 53,7km đang trong quá trình thi công và dự báo sẽ có những thay đổi về tiến độ của dự án.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng với tổng chiều dài 53,7km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai có chiều dài 34,2km và qua Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài 19,5km. Cao tốc được thiết kế với vận tốc vận tốc 100km/h, quy mô mặt cắt ngang từ 4 đến 6 làn xe từng giai đoạn, giai đoạn hoàn thiện mở rộng bảo đảm quy mô 6 đến 8 làn xe.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có điểm đầu giao với tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Biên Hòa, điểm cuối giao với Quốc lộ 56. Dự án chia làm 3 dự án thành phần, trong đó, tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư dự án thành phần 1 với chiều dài 16km, Bộ Giao thông Vận tải phụ trách dự án thành phần 2 với chiều dài 18,2km và dự án thành phần 3 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng với chiều dài 19,5km. Tuyến cao tốc được khởi công tháng 6/2023 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Lộ trình cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Vietnamnet

Lộ trình cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Vietnamnet

Sau khi tuyến cao tốc đi vào vận hành, dự kiến thời gian chạy xe từ TP. HCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu được rút ngắn một nửa, chỉ còn khoảng 70 phút thay vì 150 phút như hiện nay.

Với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài gần 20km với 11 cầu và 1 hầm chui dân sinh, theo báo cáo của tỉnh dự án có khả năng hoàn thành trước tiến độ 3 tháng. Theo chủ đầu tư, giá trị hợp đồng là hơn 1.847 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 806 ngày và dự kiến hoàn thành tháng 9/2025. Đến nay, lũy kế giá trị thi công dự án đạt hơn 240 tỷ đồng và dự án đang đi theo đúng kế hoạch.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã hoàn thành công tác kiểm đếm; hoàn thành việc rà soát, xác định vị trí đất thu hồi dự án để làm cơ sở khảo sát giá đất cụ thể bồi thường; bổ sung nhân sự để phối hợp triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Tiến độ xác nhận các nội dung kê khai, kiểm đếm, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất toàn tuyến đạt 96,2%.

Phối cảnh đường kết nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Bộ Giao thông Vận tải

Phối cảnh đường kết nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Bộ Giao thông Vận tải

Theo đúng kế hoạch, đến ngày 18/4, tỉnh sẽ ban hành giá đất cụ thể để có phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hợp lý nhất cho cư dân xã Hòa Long.

Bên cạnh đó, để kết nối thuận tiện cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt chủ trương đầu tư tuyến đường kết nối với tổng vốn đầu tư hơn 13.900 tỷ đồng. Khi tuyến đường nối này được đưa vào hoàn thành, người dân và du khách từ điểm cuối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có thể di chuyển thuận lợi với thời gian ngắn để đến với trung tâm thành phố.

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Tỉnh cũng là "thủ phủ du lịch" phía Nam khi sở hữu nhiều điểm du lịch nổi tiếng như bãi biển Thùy Vân hay còn gọi là Bãi Sau hay bờ biển Long Hải, Xuyên Mộc với nhiều bãi biển đẹp và khu du lịch lớn: Hồ Tràm MGM, Vietso resort... Các khu du lịch có khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong...

>> Du lịch tỉnh ven biển miền Trung tiếp tục 'cất cánh' với dự án nghỉ dưỡng 4.300 tỷ giữa lòng khu kinh tế đa ngành

Tuyến cao tốc thứ 2 quy mô 44.000 tỷ nối khu vực Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung có động thái mới

Cao tốc nối Tây Nguyên với duyên hải miền Trung cắt 8km chiều dài để giảm hơn 6.500 tỷ vốn đầu tư

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cao-toc-19000-ty-rut-ngan-nua-thoi-gian-di-chuyen-tu-tp-hcm-den-thu-phu-du-lich-co-kha-nang-lech-tien-do-d120000.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cao tốc 19.000 tỷ rút ngắn nửa thời gian di chuyển từ TP. HCM đến 'thủ phủ du lịch' có khả năng lệch tiến độ
    POWERED BY ONECMS & INTECH