Bất động sản

Cây cầu vượt sông thứ 4 kết nối 2 tỉnh Bình Dương - Tây Ninh chuẩn bị hợp long

Nguyễn Lữ 28/11/2024 00:09

Cầu đi vào hoạt động sẽ không chỉ giúp rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai tỉnh mà còn là động lực phát triển kinh tế vùng.

Thuộc địa phận huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), cầu Thanh An bắc qua sông Sài Gòn là cầu lớn nhất trong các gói thầu của dự án đường Hồ Chí Minh, với mức đầu tư khoảng 180 tỷ đồng do Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư.

Cầu Thanh An là 1 trong 6 cây cầu thuộc gói thầu XL01 (xây lắp đường và cầu đoạn qua Bình Dương) thuộc dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Cây cầu đang vượt tiến độ 1 tháng. Ảnh: Đỗ Trường
Cây cầu đang vượt tiến độ 1 tháng. Ảnh: Đỗ Trường

Trên công trường cầu vượt sông Thanh An hiện có gần 100 công nhân, kỹ sư làm việc ngày đêm, dự kiến cầu sẽ được hợp long vào tháng 1/2025, sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Cầu Thanh An có thiết kế dài hơn 600m, đường dẫn dài 31,5km từ huyện Bàu Bàng (Bình Dương) đến sông Sài Gòn giáp ranh thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh). Cầu có 12 trụ với tĩnh không cao nhất 7m để tàu thuyền dễ dàng qua lại.

>> Hiện trạng bến phà lịch sử bên cạnh sông Hồng, góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ sau khi được trùng tu

Sông Sài Gòn giáp ranh giữa Bình Dương và Tây Ninh dài khoảng 50km. Dự kiến, sẽ có 6 cây cầu kết nối 2 tỉnh này. Đã có 3 cầu đưa vào sử dụng (cầu Sài Gòn, cầu Bến Củi) và một cây cầu tạm thời chưa có tên khánh thành vào cuối tháng 12/2022.

Cầu Thanh An đang được gấp rút xây dựng. Ảnh: Đỗ Trường
Cầu Thanh An đang được gấp rút xây dựng. Ảnh: Đỗ Trường

Cầu Thanh An sắp hợp long là cây cầu thứ 4. Hai cây cầu nữa đã được tỉnh Bình Dương và Tây Ninh thống nhất chủ trương xây dựng trong thời gian tới thuộc địa phận thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) và huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).

Như vậy, trong tương lai dọc bờ sông Sài Gòn giữa hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh bình quân cứ cách từ 7-10km sẽ có một cây cầu.

Đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Bình Dương dự kiến thông xe kỹ thuật vào tháng 4.2025
Đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Bình Dương. Ảnh: Báo Giao Thông

Với hệ thống cầu và đường đi vào hoạt động sẽ không chỉ giúp rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai tỉnh, mà còn giúp xe vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu của cả vùng Đông Nam Bộ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và kết nối thuận tiện hơn với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải, đường Vành đai 3, 4 TP. HCM, đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Bình Dương dự kiến thông xe kỹ thuật vào tháng 4/2025. Đường được thiết kế xây dựng 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/giờ. Giai đoạn đầu được đầu tư xây dựng với quy mô 2 làn xe, trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng theo nhu cầu phát triển vùng Đông Nam bộ.

>> Nút giao đa tầng phức tạp và lớn nhất miền Bắc: Kết nối vùng đất Kinh Bắc với Thủ đô, ‘giải vây’ ách tắc cho Quốc lộ 18

‘Chốt’ phương án xây cầu vượt sông Thái Bình theo kiến trúc ‘Cánh cò’: Ước tính tổng đầu tư dự án lên tới gần 1.300 tỷ đồng, chiều dài 2,5km

Hải Dương sắp có cầu vượt sông gần 760 tỷ theo kiến trúc 'cánh cò'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cay-cau-vuot-song-thu-4-ket-noi-2-tinh-binh-duong-tay-ninh-chuan-bi-hop-long-262510.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cây cầu vượt sông thứ 4 kết nối 2 tỉnh Bình Dương - Tây Ninh chuẩn bị hợp long
    POWERED BY ONECMS & INTECH