CEO FPT: Khi ký kết hợp đồng với khách hàng quốc tế, một yếu tố đặc biệt luôn được yêu cầu đầu tiên
Theo sếp FPT, tiêu chí này không phải là một món thời trang mà là nền tảng tạo nên môi trường làm việc hạnh phúc.
Tại Hội thảo "Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG - Làm gì, từ đâu?" do báo Dân trí tổ chức vào sáng 29/8, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đã chia sẻ về vai trò và tầm quan trọng của ESG (môi trường, xã hội, quản trị) trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Theo ông Khoa, ESG không phải là một món trang sức trang trí mà là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp phát huy giá trị và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Phát biểu tại hội thảo, ông Khoa nhấn mạnh rằng ESG mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ doanh thu hay lợi nhuận. ESG giúp tạo ra một môi trường làm việc hạnh phúc, điều này không chỉ nâng cao năng suất mà còn củng cố niềm tin và thương hiệu của doanh nghiệp. Từ năm 2023, FPT đã xây dựng và triển khai các chương trình nhằm kiến tạo hạnh phúc không chỉ cho nhân viên mà còn cho đối tác, khách hàng và cộng đồng.
Ông Khoa cũng lưu ý rằng việc thực thi ESG đòi hỏi vai trò quan trọng của người đứng đầu doanh nghiệp, đặc biệt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. "Tác phong và cách ứng xử của lãnh đạo sẽ định hình văn hóa doanh nghiệp, điều này tạo nên sự khác biệt quan trọng", ông Khoa chia sẻ.
Khi FPT ký kết hợp đồng với khách hàng quốc tế, yếu tố ESG luôn được yêu cầu đầu tiên. Ảnh: Hữu Khoa |
>> Giá trị cốt lõi 'Tôn - Đổi - Đồng, Chí - Gương - Sáng' của FPT dưới góc nhìn ba thế hệ
FPT hoạt động tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, nên khi ký kết hợp đồng với khách hàng quốc tế, yếu tố ESG luôn được yêu cầu đầu tiên. Việc tuân thủ các tiêu chí như bình đẳng giới và điều kiện làm việc là điều kiện tiên quyết để đạt được hợp đồng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mà còn giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
"Khi triển khai ESG, doanh nghiệp cần tập trung vào ba yếu tố chính: tầm quan trọng đối với tổ chức và chiến lược kinh doanh, tính cấp thiết của vấn đề, và khả năng thực hiện", ông Khoa chia sẻ. Ông khẳng định, ESG không phải là một món trang sức mà là một phần không thể thiếu trong chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
FPT đã xác định rõ mục tiêu và cách thức tiếp cận ESG, tập trung vào bốn định hướng chính: Quản trị xuất sắc; Tạo môi trường làm việc đẳng cấp và hạnh phúc; Xây dựng môi trường xanh và Trách nhiệm vì cộng đồng. Nhờ tuân thủ các định hướng này, FPT đã duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, với quy mô doanh thu và lợi nhuận tăng gấp đôi mỗi ba năm, đạt khoảng 20% mỗi năm.
Bên cạnh việc phát triển kinh doanh, FPT còn chú trọng đến bình đẳng giới và môi trường làm việc, điều này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của tập đoàn. Ông Khoa cho biết, việc tạo môi trường làm việc hạnh phúc, bao gồm cả lương thưởng và điều kiện làm việc, là yếu tố then chốt giúp FPT duy trì sự gắn kết và hiệu quả của nhân viên.
FPT cũng thành lập quỹ "Người FPT vì cộng đồng", với mỗi nhân viên đóng góp một ngày lương hàng năm vào quỹ này. Tất cả các hoạt động chi tiêu từ quỹ đều được giám sát và minh bạch để đảm bảo sự công bằng và trách nhiệm. Ngoài ra, FPT còn xây dựng hệ thống báo cáo chi tiết để cung cấp thông tin minh bạch cho các đối tác.
Kết thúc phần chia sẻ, ông Khoa nhấn mạnh: "ESG không phải là một món thời trang, mà là nền tảng tạo nên môi trường làm việc hạnh phúc. Thực hiện ESG không hề dễ dàng, nhưng chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức để đóng góp cho xã hội trong tương lai".
Các thành phần trong bộ tiêu chí ESG:
- Môi trường (Environmental): Đánh giá các vấn đề liên quan đến tác động của doanh nghiệp đến môi trường sống, như phát thải khí nhà kính, quản lý nước và chất thải, nguồn cung nguyên liệu thô, tác động từ biến đổi khí hậu…
- Xã hội (Social): Đánh giá các vấn đề liên quan đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập của doanh nghiệp trong nội bộ và với các bên liên quan, như quản lý lao động, an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng…
- Quản trị (Governance): Đánh giá các vấn đề liên quan đến quản trị công ty, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định pháp luật…
Tiêu chuẩn ESG là gì?
Tiêu chuẩn ESG được xem là một công cụ để giúp đánh giá mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp, là cơ sở để nhận biết các công ty có trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp sẽ báo cáo mức độ thực hành ESG của mình dựa trên các bộ khung báo cáo phát triển bền vững.
>> FPT rót 200 triệu USD mở dịch vụ đám mây và AI tại Nhật Bản