Châu Âu "đau đớn - gục ngã" vì tiền tệ

30-09-2022 12:26|Nhã Kỳ

Trong vài thập kỷ qua, Anh đã mất đi nhiều khả năng cạnh tranh với không chỉ các thành viên Liên minh châu Âu mà còn so với các nền kinh tế phát triển khác.

Không chắc liệu việc qua đời của Nữ hoàng Anh có liên quan gì đến sự suy yếu của Bảng Anh hay không, nhưng một điều chắc chắn là các nhà giao dịch tiền tệ gần đây tập trung vào đồng tiền này. Đồng bảng Anh đã mất giá 21% so với USD kể từ đầu năm và giảm gần 7% so với Euro.

Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 37 năm so với USD và giá trái phiếu chính phủ Anh ghi nhận sự sụt giảm theo ngày lớn nhất trong nhiều thập kỷ vào những ngày qua.

Đồng bảng Anh có thời điểm giảm gần 5% xuống 1,0327 USD, phá vỡ mức thấp nhất năm 1985. Diễn biến càng trở nên trầm trọng hơn do thanh khoản giảm trong phiên châu Á nhưng ngay cả sau khi quay trở lại mức 1,05 USD, đồng tiền này vẫn giảm khoảng 7% chỉ trong hai phiên.

39d6a125-1207-4e72-bf42-b7210a9ee639.jpeg

Theo báo cáo tại VDSC, trong vài thập kỷ qua, Anh đã mất đi nhiều khả năng cạnh tranh so với không chỉ các thành viên Liên minh châu Âu mà còn so với các nền kinh tế phát triển khác như Canada, Mỹ và Australia.

Brexit, được thông qua vào tháng 1/2020 chắc chắn là một sự kiện tiêu cực cho Quần đảo Anh với nhiều cơ quan quản lý châu Âu chuyển văn phòng đến Paris, Frankfurt và Brussels.

Kể từ thời điểm đó, Vương quốc Anh đã không còn được hưởng các quyền và nghĩa vụ như một Quốc gia Thành viên của Liên minh Châu Âu.

Kết quả là, xuất hiện các rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như đối với việc di chuyển và trao đổi xuyên biên giới mà trước đây chưa xảy ra.

Mặc dù bảng Anh ban đầu tăng giá so với USD một vài tháng sau Brexit, đà tăng không kéo dài lâu trước khi thị trường nhận ra rằng điều này không bền vững.

Về lâu dài, nền kinh tế Vương quốc Anh cần phải trải qua một cuộc “đại tu” năng suất. Trong ngắn hạn, một môi trường ảm đạm, lạm phát đình trệ đang ảnh hưởng đến các cổ phiếu vốn hóa lớn, hoạt động chất lượng.

Về mặt lãi suất, lãi suất sẽ cần được nâng lên, điều này sẽ làm giảm chênh lệch đầu ra (output gap) do tiêu dùng giảm, đồng nghĩa với suy thoái kinh tế do GDP danh nghĩa đang thu hẹp nhanh chóng.

Trong khi đó, đồng Euro đã phá vỡ dưới mức cân bằng so với USD. Điều này có thể ảnh hưởng đến FDI của châu Âu nhưng các chuyên gia tại VDSC cho rằng, Việt Nam cuối cùng sẽ được hưởng lợi từ việc các công ty châu Âu vội vã dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Ở một diễn biến khác, nhập khẩu từ Việt Nam vào Châu Âu trị giá 45 tỷ USD vào năm 2021, sau khi đã giảm đáng kể vào năm 2020 (Hình 6). Đáng chú ý, gần 20 tỷ USD trong số đó là thiết bị điện/điện tử, đây là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Dự báo của chúng tôi là xu hướng tăng trưởng bền vững sẽ vẫn còn nguyên vẹn, đặc biệt nếu Việt Nam thu được lợi ích từ việc “tái bản địa hóa” từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

anh-chup-man-hinh-2022-09-30-luc-10.52.01.png

Dữ liệu từ UNCTAD cho thấy, Việt Nam (2%) là nước xuất khẩu lớn thứ 15 trên thế giới vào năm 2020 và là quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với EU. Theo các chuyên gia tại VDSC, có vẻ như xu hướng này sẽ không thay đổi trong vài năm tới.

Các quan chức châu Âu gần đây đã đề cập đến các biện pháp phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

Tuy nhiên vấn đề còn sâu xa hơn thế. Chi phí lao động và nói chung là chi phí kinh doanh ở Trung Quốc đã tăng vọt trong 5 năm qua khiến các nhà hoạch định phải cân nhắc lại chiến lược của mình. Các hạn chế tại Hồng Kông cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của các doanh nghiệp châu Âu đối với Trung Quốc.

Các chuyên gia tại VDSC đã gặp đại diện của một nhà sản xuất điện lớn của Pháp, công ty có ý định chuyển gần 40% sản lượng của Trung Quốc sang phía Bắc Việt Nam.

Họ cho rằng, nhà máy này sẽ nằm gần bờ biển, có thể ở một trong những khu công nghiệp, có cảm giác “tương tự” khi nói chuyện với một số công ty Đức.

Đáng lưu ý, Việt Nam được một số lượng lớn các công ty quy mô trung bình của châu Âu coi là một điểm đến khá tốt để đầu tư. VDSC nhấn mạnh vào "quy mô trung bình" bởi vì các công ty vừa/lớn đã xem xét vấn đề này.

Thực tế là các công ty nhỏ hơn đang xem xét điều này đáng kể. Cho đến hiện tại vẫn chưa thể có được dữ liệu xác minh để đánh giá xu hướng này nhưng nó sẽ trở nên rõ ràng hơn trong vài quý tới.

Các công ty Việt Nam và các nhà quản lý nên tích cực tìm kiếm cơ hội từ các công ty châu Âu đầu tư vào trong nước. Trái ngược với các tập đoàn Mỹ nhanh chóng dịch chuyển xung quanh, các công ty châu Âu có tầm nhìn xa hơn nhiều về nơi họ đầu tư.

VDSC

Ngân hàng Trung ương Anh can thiệp vào thị trường trái phiếu sau đợt bán tháo lịch sử

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Hà Tĩnh sắp có khu đô thị gần 1.800ha tại thị xã sắp lên thành phố

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chau-au-dau-don-guc-nga-vi-tien-te-151250.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Châu Âu "đau đớn - gục ngã" vì tiền tệ
    POWERED BY ONECMS & INTECH